TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 5
  • Hôm nay: 58
  • Tháng: 3456
  • Tổng truy cập: 5148720
Chi tiết bài viết

ba năm trước ,2017 , 76 doanh nghiệp bất động sản niêm yết vay nợ hơn 96.200 tỷ đồng

Lời bàn :

Kế toán bao giờ cũng với con số làm đẹp ( để báo cáo ) hoặc làm nhòa . Thế nhưng có nhà báo nào đã thử khảo sát rồi công bố xem độ chênh giữa báo cáo với cơ quan quản lý Ngân hàng nhà nước với số  liệu sau thanh tra ,điều tra của các Doanh nghiệp có chuyện như Ngân Hàng Đông Á , Ngân hàng Xây dựng  v.v .  Con số chênh về nợ   có lẽ khoảng 10 -15 lần .có nghĩa là họ chỉ báo  và hạch toán số nợ ngắn trung dài hạn là 10   tỷ USD  ,số tồn kho hàng là 200 triệu Usd nhưng sau kiểm tra  thì nợ là 15 tỷ , vốn chủ sở hữu  âm hoặc 20 tỷ  ,tồn kho hàng  lại là 5 tỷ USD ( trong đó 4 tỷ USD cầm cố trái phiếu  hoặc huy động ngắn hạn ).  Tháng 9 /2020  kể như các Doanh nghiệp bắt đầu báo cáo quý 3 ,chuẫn bị báo cáo quý 4 và tổng kết năm 2020 - Năm Đại dịch Covid 19 .Không khí lành lạnh  hơi buốt cuối thu chuyễn Đông đã về . 

Lời bàn  25 /9/2020  

 

bất động sản 2017 ăn tết với những con số tổng kết 10 năm hoành tráng .   30 năm qua ,bất động sản lên xuống thăng giáng  rồi nóng sốt rồi ngủ đông là chuyện thường ở TP này  . 10 năm qua ,chuyện bất động sản không còn chỉ riêng  TPHCM và tứ giác vùng nữa mà là chủ đề cả nước . Đà nẳng là một điểm sốt với ông Vũ nhôm ... 

 Vay để đầu tư Bất độngsản cũng là chuyện thường tình . Một gia đình nọ ,vay vài tỉ  mua đất ,nhà mỗi tháng trả vốn 70 triệu lãi 25 triệu ổn định với nguồn thu kinh doanh - chứ không phải tham nhũng - .Vài năm sau họ  có thêm 1,2 nhà đất .. 

 Điều này khác hẵn với Doanh nhân trẻ  vay hàng chục triệu USD - nhờ quan hệ ,hậu duệ ,,, và chắc là có tiền tệ  cũng như có ít trí tuệ kiểu mánh mung chạy chọt - rồi đầu tư  quá hớp ... vài năm sau người ta thấy cậu lên báo   ... xe sang cả chuỗi .. rồi cũng thế  lên báo với cái vành móng ngựa ...

  Các đại gia  thì vay vài trăm triệu USD có khi 1 tỷ USD vừa vay vừa huy động qua cổ phiếu  ,qua các quỹ này nọ từ nước ngoài .Họ làm lớn chứ không thèm làm nhỏ ...  thường thì chỉ 5 ,6 năm cũng rỏ vàng thiệt hay dỏm .

Con số vay công bố trên sàn chứng khoán chỉ là 1/5 số vay thật  mà thôi . 

  ai ơi nhà đất đất nhà 

 ở thì mười  mét chết thì đủ hai

thế mà ai cũng ham vay 

nhớ rằng chử đất có kèm chử đai ( Die : tiếng anh nghĩa là chết ,con súc sắc.. ) 

 

 

 

 

So với cùng kỳ năm trước, dư nợ vay của các doanh nghiệp tăng bình quân 18,2%. VIC và NVL là 2 doanh nghiệp chiếm đến 62% số dư nợ vay của toàn nhóm. VIC và NVL cũng đang chiếm 48% tồn kho bất động sản của toàn nhóm thống kê.

76 doanh nghiệp bất động sản niêm yết vay nợ hơn 96.200 tỷ đồng

Top các doanh nghiệp có dư nợ vay ngắn và dài hạn lớn so với tổng tài sản.

Thống kê số liệu của 76 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sàn Upcom cho thấy, tại ngày 30/06/2017, tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn hơn 96.242 tỷ đồng, tăng bình quân 18,2% so với thời điểm 30/06/2016. Vay ngắn hạn tăng 25,8%; vay dài hạn tăng 9,2%. Dư nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 32% tổng số dư vay nợ ngắn và dài hạn.

Trong đó, có 8/76 doanh nghiệp không vay nợ ngân hàng; 12/76 doanh nghiệp vay nợ dưới mức 6 tỷ đồng, VIC và Novaland (mã NVL) là 2 doanh nghiệp dẫn đầu về số dư nợ vay nợ lớn nhất với hơn 44.123 tỷ đồng (VIC) và hơn 15.120 tỷ đồng (NVL). Chỉ riêng VIC và NVL chiếm tỷ trọng 62% dư nợ vay ngắn và dài hạn của toàn nhóm. 

Xét về tốc độ tăng trưởng vay nợ, tính chung cho cả nợ vay ngắn và dài hạn, CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng (mã SDI), CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (mã VRC), CTCP Địa ốc Sài Gòn (mã SGR) là 3 doanh nghiệp có tốc độ tăng nợ vay cao nhất, lần lượt 128 lần, 19 lần và 8,3 lần so với thời điểm 30/06/2016. 

Trong khi đó, mặc dù xếp vị trí thứ 2, nhưng VRC có số dư vay nợ thấp 12 tỷ đồng là vay nợ ngắn hạn. Cùng kỳ năm trước VRC vay gần 600 triệu đồng. 

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các công ty 

Ngoài ra, có 24 doanh nghiệp có số dư vay nợ tăng từ mức 12% đến 3,27 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, có khoảng 30 doanh nghiệp giảm vay nợ từ mức -3% đến hơn -98% như TIX (-98%); TIP (-91%); CLG (-83%); QCG (-82%); PVR (-78%)….

Tuy nhiên, so với tổng tài sản, DLR, DTA, HDC, PXC, và NVL mới là 5 doanh nghiệp có dư nợ vay lớn nhất.

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các công ty.

Xét về hàng tồn kho, tại ngày 30/06/2017, số dư hàng tồn kho của 76 doanh nghiệp đạt mức gần 153.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. VIC và Novaland là 2 doanh nghiệp có số dư hàng tồn kho lớn nhất, trong đó NVL có tồn kho 20.030 tỷ đồng. 

  Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các công ty.

Tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản được hiểu là bất động sản để bán, giá trị đầu tư của doanh nghiệp vào dự án tính đến kỳ kế toán báo cáo.

Tính đến ngày 30/06/2017, tổng tài sản của 76 doanh nghiệp bất động sản đạt 462.505 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 33%.

HỒNG QUÂN

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness