TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 11
  • Hôm nay: 873
  • Tháng: 5235
  • Tổng truy cập: 5150499
Chi tiết bài viết

Hai vành đai, một con đường và câu chuyện Trung Quốc đầu tư bất động sản Việt

Theo GS. Đặng Hùng Võ, Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.

 Hai vành đai, một con đường và câu chuyện Trung Quốc đầu tư bất động sản Việt
GS.TSKH Đặng Hùng Võ.

Làn sóng đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đang có xu hướng mạnh hơn lên, trải rộng trên khắp các phân khúc từ nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp đến bất động sản du lịch. Trong đó, hầu hết các dự án lớn đều nằm tại khu vực phía Nam, có vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển, cũng như các khu đất vàng…

TheLEADER đã có buổi trao đổi ngắn với GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về xu hướng đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay?

GS. Đặng Hùng Võ: Xu hướng phổ biến chung của giới nhà giàu, đại gia Trung Quốc hiện nay là đều muốn tìm một cơ sở khác để đầu tư ở nước ngoài. Không chỉ ở Việt Nam, xu hướng này của các nhà đầu tư Trung Quốc diễn ra tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Điều này trước hết xuất phát từ việc người Trung Quốc muốn có nhiều giải pháp trong cuộc sống. Chẳng hạn như sau này khi có một thay đổi phức tạp tại trong nước thì họ có thể dễ dàng ra đi kinh doanh ở nước ngoài.

Nguyên nhân thứ hai là do người Trung Quốc vốn rất thích kinh doanh. Tất cả những quốc gia có thị trường bất động sản mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài thì họ đều có xu hướng muốn tham gia vào thị trường. Có thể nói máu kinh doanh bất động sản của người Trung Quốc rất mạnh, họ làm mọi cách để thu lợi.

Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh một vấn đề đáng chú ý của việc người Trung Quốc đầu tư vào bất động sản Việt Nam là yếu tố an ninh quốc phòng. Giống như trước đây họ thuê rừng hàng chục năm, mỗi người thuê một ít, cuối cùng thành cả một cánh rừng rất lớn của người Trung Quốc.

Song, tôi cho rằng, không phải tất cả các dự án đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc đều “có ý gì” về an ninh quốc phòng.

Ở đây chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trong một mối quan hệ tương quan giữa nước nhỏ và nước lớn. Không phải chỉ với Việt Nam mà tại các nước khác trong khu vưc, Trung Quốc đều có xu hướng đầu tư mạnh mẽ như vậy.

Ông có nhận định gì khi hầu hết các dự án nhà đầu tư Trung Quốc nhắm đến đều nằm ở những vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển?

GS. Đặng Hùng Võ: Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, họ phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.

"Hai vành đai một con đường" là chiến lược phát triển về phía Nam của Trung Quốc, trong bài toán đầu tư bất động sản của họ chắc chắn phải có.

Liên quan đến tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, theo ông, Việt Nam có nên cởi mở cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản Trung Quốc vay vốn?

GS. Đặng Hùng Võ: Hiện Việt Nam đang chấm cho Trung Quốc trúng thầu khá nhiều dự án lớn từ giao thông đến công trình xây dựng. Và thực tế kinh nghiệm trong thời gian qua chúng ta đã phải chật vật rất nhiều về các dự án của Trung Quốc như đường sắt trên cao tại Hà Nội vì chuyện chậm tiến độ, tăng vốn, chất lượng thi công...

Nguyên nhân của thực trạng này là do Trung Quốc cũng là một nước đang phát triển như Việt Nam, đều chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Do đó, khả năng thiếu vốn của Trung Quốc đương nhiên là có.

Tuy nhiên, nhà đầu tư Trung Quốc giỏi huy động vốn, giải quyết bài toán vốn tốt hơn Viêt Nam. Tại Việt Nam chỉ có một "vở" bán nhà trên giấy để huy động vốn nhưng nhà đầu tư Trung Quốc có rất nhiều "vở" như làm chậm tiến độ, đưa ra những lý do chính đáng về tăng vốn...

Bên cạnh đó, họ cũng rất biết cách trong việc sử dụng những công cụ tham nhũng, hay nói cách khác là “đút lót” để đạt được mục đích của mình.

Ông có lo ngại khi các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam cũng sẽ gây chậm tiến độ dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai?

GS. Đặng Hùng Võ: Hiện Trung Quốc chưa phải là quốc gia đầu tư bất động sản lớn nhất tại Việt Nam. Do đó, vấn đề về thị trường bất động sản theo tôi không đáng lo ngại.

Còn đối với việc nhà đầu tư Trung Quốc tận dụng vốn của Việt Nam thì tôi cho rằng để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng của chúng ta nên ưu tiên cho vay tại các doanh nghiệp của Việt Nam, vì sự phát triển của Việt Nam. Trước những cám dỗ mà chúng ta không kìm lòng được sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Theo ông đâu là giải pháp cho thực trạng này?

GS. Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng có hai việc chúng ta phải làm.

Thứ nhất, các cơ quan chức năng đừng dính vào "của đút lót" của nhà đầu tư Trung Quốc, bởi đã nhận rồi họ nói gì cũng chịu. Các nhà quản lý có nghèo quá cũng đừng làm những chuyện đó để dẫn đến phải phê duyệt những quyết định không có lợi cho dân tộc.

Thứ hai, chúng ta cần tăng cường kiểm tra giám sát nhất là về chất lượng công trình, tránh việc giữ đất dự án, chậm tiến độ gây lãng phí hay họ tìm cách giảm chất lượng để giảm giá thành.

Có giám sát sát nghiêm thì chúng ta mới đảm bảo chất lượng công trình, bởi thực tế rất nhiều công trình của Trung Quốc thi công hiện nay đang chứng tỏ chất lượng rất kém.

Bên cạnh đó, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam cũng cần phải thay đổi. Đã đến lúc chúng ta phải mạnh mẽ hơn, cương quyết hơn nữa khi xem xét các yếu tố về chất lượng dự án, lựa chọn nhà đầu tư. Dự án đầu tư phải đúng với chiến lược phát triển của đất nước, không phải bằng mọi cách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Theo TheLeader

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness