TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 4
  • Hôm nay: 213
  • Tháng: 8052
  • Tổng truy cập: 5153316
Chi tiết bài viết

Bức tranh giá trị gia tăng của nền kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP bình quân của nước ta trong giai đoạn 2005-2014 khoảng 6%. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nếu nội soi con số này, sẽ thấy sự suy giảm tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất rất đáng lo ngại, nhất là ở nhóm ngành công nghiệp.

Ở nhóm ngành công nghiệp, tỷ lệ giá trị gia tăng đã giảm từ 34,7% năm 2007 xuống còn 21,7% năm 2015. Ảnh: TL

Cấu trúc sở hữu

Nhìn sâu hơn vào cấu trúc sở hữu trong GDP, có thể thấy GDP cơ bản do khu vực kinh tế cá thể đóng góp. Trong suốt 10 năm từ 2005-2015, tỷ trọng này luôn ổn định ở mức trên 31% trong GDP. Trong suốt giai đoạn từ năm 2010-2015, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế cá thể trong GDP chỉ giảm chưa tới 1% (0,74%). Tỷ trọng kinh tế nhà nước chỉ giảm nhẹ, từ 29,34% trong năm 2010 xuống 28,69% năm 2015 (giảm khoảng 0,65%; trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân (doanh nghiệp) tăng chưa được 1%; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng khoảng 3%.

Cấu trúc về sở hữu như vậy cho thấy nền kinh tế Việt Nam rất manh mún; các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể phát triển, tỷ trọng của khu vực sở hữu này trong GDP rất thấp (dưới 8%) và không hề thay đổi trong suốt từ năm 2005-2015.

Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của hai nhóm ngành công nghiệp và nông nghiệp đều sụt giảm trong giai đoạn 2007-2015. Đặc biệt, ở nhóm ngành công nghiệp, tỷ lệ này giảm từ 34,7% năm 2007 xuống chỉ còn 21,7% năm 2015.

Điều này lý giải cho việc doanh nghiệp trong nước tăng lên hay mất đi chỉ là về số lượng còn giá trị dường như không thay đổi gì và tăng trưởng GDP chỉ là tăng trưởng về bề nổi?

Cấu trúc ngành

Còn nhìn vào số liệu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của hai nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp, có thể thấy tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất đều sụt giảm trong giai đoạn 2007-2015. Đặc biệt, ở nhóm ngành công nghiệp, tỷ lệ này giảm từ 34,7% năm 2007 xuống chỉ còn 21,7% năm 2015. Như vậy, phần giá trị gia tăng(1) của nhóm ngành công nghiệp mà nền kinh tế nhận được ngày càng nhỏ đi khá nhiều so với giai đoạn trước, nó cũng cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp của Việt Nam ngày càng mang nặng tính gia công, lắp ráp một cách toàn diện.

Tỷ lệ này đối với nhóm ngành nông nghiệp tuy không giảm mạnh như nhóm ngành công nghiệp, nhưng cũng có xu hướng giảm (từ 68% năm 2007 xuống 63% năm 2015).

Cấu trúc ngành như vậy thể hiện hiệu quả sản xuất của các ngành sản xuất vật chất của Việt Nam ngày càng kém, sản xuất dù nhiều, xuất khẩu dù nhiều nhưng phần Việt Nam nhận được ngày càng ít. Quá trình công nghiệp hóa theo cách thức đang diễn ra không như mong muốn mà chỉ làm đất đai bị sử dụng không hiệu quả, tài nguyên mất đi và môi trường bị hủy hoại.

Hơn nữa, cấu trúc này, khi tham gia hội nhập càng sâu sẽ càng bộc lộ nhiều điểm yếu.

Tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể trong các giai đoạn cho thấy xuất khẩu tuy làm tăng sản xuất xấp xỉ 12% nhưng lan tỏa đến giá trị gia tăng giảm (-13.3%) và quan trọng hơn là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh (52%). Điều này cho thấy xuất khẩu ở thời điểm hiện nay cơ bản là xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên và sản phẩm gia công, gây ra nhập siêu mạnh.

Xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Đỉnh điểm là năm 2008, tổng mức nhập siêu hàng hóa là trên 18 tỉ đô la Mỹ.

Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng không hẳn là không tốt, nếu các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu... dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho nền kinh tế cũng không cao.

Điều này có thể thấy được qua nghiên cứu tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2014.

Nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trưởng khá ở hầu hết các năm. Năm 2014, xuất siêu hàng hóa khoảng 3 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng GDP đạt 5,98%. Năm 2015, nhập siêu hàng hóa khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ, GDP lại đạt tăng trưởng cao hơn rất nhiều (theo ước tính xấp xỉ 6,7%).

Từ năm 2005-2015, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh chóng. Từ 57% năm 2005 tăng lên 67% trong năm 2015, nhưng thật ngạc nhiên tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này lại không tăng lên đáng kể (từ 15,2% năm 2005 và 18,07% năm 2015). Điều này phần nào cho thấy khu vực FDI đang dần lấn lướt hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không tương xứng, mặt khác điều này cũng cho thấy sản xuất của khối doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn.

Tính toán từ bảng I/O của Việt Nam qua các giai đoạn cho thấy ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế tuy giá trị xuất khẩu lớn nhưng không lan tỏa nhiều đến thu nhập. Bảng 2 chỉ ra sự khác nhau về cấu trúc kinh tế ở các giai đoạn.

Trong giai đoạn hiện nay, xuất khẩu mặc dù lan tỏa mạnh tới sản xuất (ở mức 1,53 trong năm 2000 đã tăng lên mức 2,01 trong năm 2012), lại không lan tỏa nhiều tới giá trị gia tăng (từ mức 0,69 trong năm 2000 đã giảm xuống mức 0,54 trong năm 2012). Tỷ lệ giá trị gia tăng được tạo ra bởi xuất khẩu thấp nhất từ năm 2000 đến nay. Khi xem xét đến lan tỏa tới nhập khẩu, có thể thấy xuất khẩu là nhân tố kích thích nhập khẩu tăng mạnh (từ mức 1 trong năm 2000 đã tăng lên 1,45 năm 2012). Bên cạnh đó, tỷ lệ giá trị gia tăng của xuất khẩu trong tổng cầu cuối cùng trong nước giảm mạnh (từ 0,45 năm 2000 xuống 0,27 năm 2012). Điều này phần nào cho thấy, hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua không những không được cải thiện mà còn giảm sút trầm trọng và xuất khẩu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài.

(1) GDP = tổng giá trị gia tăng của các ngành theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm – trợ giá sản phẩm

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness