TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 16
  • Hôm nay: 54
  • Tháng: 5537
  • Tổng truy cập: 5150801
Chi tiết bài viết

Chuyến công du dài đầu tiên đến Châu Á TT Trump " thành công rực rở " hay chỉ là “một màn diễn ấn tượng“ ?

Bình luận về chuyến đi của Trump sang Châu Á có nhiều ý kiến.  Đây là ý kiến đánh giá cao thành quả. Tuy nhiên hãy để thời gian chừng 3 đến 6 tháng để thấy hiệu quả thực sự của chuyến đi này. Dầu sao nó cũng phản ảnh chiến lược sơ phác của Mỹ về Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hàm ý Mỹ xem tứ giác Nhật Ấn Úc ASean là cốt lõi trong chiến lược Châu Á  thế kỷ 21. Tuy vậy đây chỉ là ý tưởng ban đầu những nét chấm phá về địa chính trị thế kỷ 21. 

Image result for Chuyến công du dài đầu tiên đến Châu Á TT Trump

TT Trump gom về 300 tỷ cho ngân sách quốc gia sau chuyến công du châu Á. Với những hợp đồng “ hoành tráng “ 

TT Trump luôn đặt Mỹ là trên hết, theo đó TT đã công du châu Á và gom về được đến 300 tỷ. Thậm chí theo nhiều đánh giá là còn hơn thế nữa. TT Trump không ở lại thăm tiếp Philippines, ông đã về sớm. Ông cũng tự hào viết lên Twitter.

Ngày 14.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump rời Philippines, kết thúc 'thành công rực rỡ' chuyến công du Châu Á.

Tổng thống Donald Trump cho biết, các thỏa thuận ký kết trong chuyến thăm Châu Á của ông đã mang lại ít nhất 300 tỉ USD, thậm chí có thể gấp 3 lần con số đó.

Chuyến công du Châu Á của ông Donald Trump từ ngày 3-14.11 bao gồm các chặng dừng chân ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ với hàng chục nhà lãnh đạo, trong đó có lãnh đạo của 5 nền kinh tế lớn nhất Châu Á, và có cuộc nói chuyện ngắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Sau chuyến công du Châu Á của tôi, tất cả các nước có quan hệ thương mại mới Mỹ đều biết rằng các quy tắc đã thay đổi. Mỹ cần phải được đối xử công bằng và đối xứng. Thâm hụt thương mại khổng lồ phải được giảm xuống nhanh chóng" - Reuters dẫn lời ông Donald Trump viết trên Twitter hôm 14.11. < nguồn lợi từ vũ khí quốc phòng để cân bằng thâm thủng mậu dịch đã được Ông Trump sử dụng tối đa > trước  Tập  và Bắc hàn ngày càng hung hăng.

Tổng thống Mỹ dành phần lớn thời gian xuất hiện ở Châu Á để nhấn mạnh sự cần thiết phải cắt giảm thâm hụt thương mại, thúc đẩy các quốc gia Châu Á mua thiết bị quân sự của Mỹ. Ông cũng công khai ủng hộ chính sách "nước Mỹ trước tiên", cảnh báo các đối tác thương mại của Mỹ rằng ông sẵn sàng có nhiều biện pháp bảo hộ hơn để giúp doanh nghiệp và người lao động Mỹ.

Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter, ông sẽ có "tuyên bố lớn" khi trở về Washington.

Trong suốt chuyến thăm châu Á, TT Mỹ Donald Trump liên tục nhắc đến là cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” nhiều lần khi phát biểu.

Theo tạp chí Diplomat, qua các hội nghị và các bài diễn văn trong chuyến công du tới 5 quốc gia châu Á tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dần định hình chiến lược của Mỹ hậu “xoay trục sang châu Á”. Đó là quan điểm về duy trì thịnh vượng, hòa bình ở một khu vực rộng lớn hơn có ý nghĩa quan trọng đối với các lợi ích của Mỹ.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng hôm 10/11, nhà lãnh đạo Mỹ đã phác thảo ra chính sách của Mỹ ở châu Á trong những năm tới. Thay vì dùng thuật ngữ Châu Á-Thái Bình Dương, ông Trump dùng cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” khi nói về chính sách ở khu vực. Người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, Mỹ không tìm cách thống trị, mà chỉ muốn hợp tác với các quốc gia mạnh, độc lập và sẵn sàng “chơi theo luật”.

Giới quan sát cho rằng, chính sách đó rõ ràng nhằm tạo ra đối trọng với “Giấc mơ Trung Hoa” và Sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Bắc Kinh.

Đặt trọng tâm vào Ấn Độ.< điều nầy được nhìn thấy rỏ, sau khi Ông Trump nâng cấp cho quân đội Ấn Độ >

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nhận định: “Thuật ngữ Ấn Độ-Thái Bình Dương là khái niệm mở rộng của khu vực, vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng của TC, nhấn trọng tâm vào Ấn Độ và Ấn Độ Dương. Điều này mở đường cho liên minh 4 bên giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Liu Zongyi, chuyên gia cấp cao tại Viên nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Thượng Hải, nhận định, điều này nhằm thúc đẩy tầm quan trọng của Ấn Độ trong chính sách khu vực của Mỹ, coi Ấn Độ là đối trọng với tầm ảnh hưởng của TC trong khu vực.

Mỹ đã lập ra "một liên minh trong đó cả Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để tạo ra trật tự kinh tế khu vực dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế. Ngoài ra, đó có thể là cách Mỹ duy trì niềm tin ở các quốc gia khác trong khu vực, các nước sẵn sàng hợp tác kinh tế với  Trung hoa  nhưng phải thận trọng xem lại quyết đinh của mình "

Tạp chí Diplomat cho biết, ngoài Ấn Độ, Tổng thống Trump cũng mong muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia. “Quan hệ với Singapore và đồng minh then chốt Australia vẫn có vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở khu vực”.

Rory Medcalf chuyên gia về an ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định: “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương rõ ràng nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Hoa  trong một khu vực rộng lớn hơn”.

Jia Wenshan, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung cộng tại Trung tâm nghiên cứu Trung quốc  và quốc tế hóa, cho rằng: “Trung hoa  không nên coi nhẹ chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Trump bởi Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã ở một liên minh khác với chiến lược phát triển của Trung cộng ở khu vực”.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness