TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 5
  • Hôm nay: 277
  • Tháng: 8116
  • Tổng truy cập: 5153380
Chi tiết bài viết

Cơn lốc robot hóa - Thật hay giả tưởng?

Hãng tin AP vào năm 2013 từng đặt câu hỏi: “Chúng ta hiện có chuẩn bị gì khi 50%, thậm chí 70% người lao động thất nghiệp trong những năm tới?”. Đối với nhiều nhà kinh tế và công nghệ, đây là một trong những câu hỏi lớn nhất mà loài người phải đương đầu trong tương lai gần. Cơn lốc robot hóa và tự động hóa hiện nay phần nào cho thấy sự lo lắng trên có cơ sở nhưng nỗi lo đó có bị phóng đại?

Robot hóa và bất ổn xã hội

Quá trình robot hóa và tự động hóa các quy trình diễn ra nhanh chóng, khiến cho những công việc giản đơn và được trả lương thấp sẽ được thay thế dần bởi các robot và các quy trình tự động hóa ở khắp nơi, trong đó, các nước kém phát triển chịu nhiều ảnh hưởng hơn các nước phát triển.

Một số nguyên nhân chính của cơn lốc robot hóa có thể kể ra như sau. Thứ nhất, công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển theo cấp số mũ. Nhiều nguồn lực được đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Thứ hai, chi phí đầu tư cho việc tự động hóa ngày càng rẻ, khi mà công nghệ được phổ biến ngày càng tối ưu hơn và có nhiều nhà cung cấp hơn. Thứ ba, năng suất sau khi robot hóa hay tự động hóa quy trình tăng lên, tỷ lệ sai sót giảm đi, trong nhiều trường hợp còn rút ngắn thời gian sản xuất.

Ngày càng có nhiều minh chứng cho xu hướng robot hóa, tự động quá các quy trình. Theo Business Insider, 3 trong số 10 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất toàn cầu đang và sẽ thay thế các nhân công của mình bằng robot. Cụ thể Foxconn, tập toàn gia công chính cho Apple, Google và Amazon đã thay 60.000 nhân công bằng robot. Tập đoàn bán lẻ Walmart, với 2,1 triệu nhân công, muốn thay thế những nhân viên kiểm hàng trong các kho bằng các máy bay không người lái. Nơi sử dụng nhiều lao động nhất là Bộ Quốc phòng Mỹ, với khoảng 3,2 triệu lao động, cũng ngày càng sử dụng các cỗ máy thay cho con người.

Kịch bản robot cướp công ăn việc làm của con người tạo ra những luồng dư luận trái chiều

Một lãnh đạo cấp cao của McDonald’s (công ty với 1,9 triệu nhân công) đã từng nói rằng, nếu lương tối thiểu ở Mỹ tăng, chuỗi cửa hàng ăn nhanh này sẽ dùng robot vì theo nhân vật này, đầu tư một cánh tay robot trị giá 35.000USD rẻ hơn trả lương 15USD/giờ cho một người đóng gói khoai tây chiên.

Ngay tại một nước có lực lượng lao động dồi dào như Trung Quốc, việc sử dụng robot đang diễn ra nhanh chóng. Năm 2014, Trung Quốc mua mới khoảng 60.000 robot công nghiệp, chiếm 25% số lượng toàn cầu, và dự báo nhu cầu tăng mỗi năm khoảng 25%.

Trong một báo cáo của Citibank và Đại học Oxford vào tháng 1-2016 với tựa đề Công nghệ - Việc làm v.2.0: tương lai không như trước, nhiều khả năng 77% việc làm ở Trung Quốc, 72% việc làm ở Thái Lan, và 69% việc làm ở Ấn Độ sẽ được tự động hóa và thay thế bằng robot. Cũng theo báo cáo này, tự động hóa và sự phát triển của công nghệ in 3D sẽ tác động nhiều nhất đối với những nước có nhiều công xưởng với nhân công giá rẻ, nhất là Trung Quốc.

Cơn lốc robot hóa tạo ra nỗi lo sợ thực sự nếu không có mô hình kinh tế xã hội phù hợp, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ tạo ra những bất ổn, loạn lạc, nhất là đối với những quốc gia có hệ thống an sinh xã hội không vững chãi.

Kịch bản giả tưởng

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng sự hoảng loạn về việc robot cướp công ăn việc làm của con người là phóng đại. Bởi có một thực tế rằng, sự cẩn trọng về chính trị và xã hội có thể ngăn chặn một số ứng dụng tiềm năng. Ngoài ra, rất nhiều công việc vẫn cần đến sự pha trộn của nhiều kỹ năng, tính linh hoạt và sự quyết đoán nên không dễ dàng có đất cho tự động hóa.

David Autor, nhà kinh tế của Viện Công nghệ Massachusetts, cho hay những công việc như vậy đòi hỏi đến một kiểu chuyên môn không thể dễ dàng mã hóa. Điều này phần nào được minh chứng bởi kết quả một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu có trụ sở ở Mannheim, Đức. Theo đó, đối với những ngành nghề về sổ sách kế toán thường đòi hỏi rất lớn sự tương tác trong xã hội, chỉ có 9% số việc làm tại Mỹ và 10% ở Anh bị tự động hóa.

Nhiều chuyên gia cho rằng các dự đoán về một thế giới không có công nhân được xem như kịch bản trong phim giả tưởng

Một điều quan trọng nữa để thấy sự quá đà trong kịch bản robot trỗi dậy đó là số lượng các công việc mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi sự có mặt của con người đang gia tăng chóng mặt.

Theo ông Autor, nhu cầu tuyển dụng với các công việc như bác sĩ chuyên về X-quang hay giáo viên dạy yoga tăng mạnh, còn hơn cả tốc độ gia tăng dân số. Hai thập kỷ trước đây, khi Internet bùng nổ, có ai có thể đoán trước sự phát triển vũ bão của mạng xã hội, mà ở đó con người là nhân tố chính? Trong khi đó, ở các trung tâm công nghệ lớn trên thế giới hiện nay như Thung lũng Silicon, một số lượng không nhỏ những người trẻ tuổi đang miệt mài làm việc cho ra đời những sản phẩm công nghệ hữu ích cho cuộc sống hiện đại như ứng dụng trên điện thoại di động. Hay nói một cách khác, những nhân viên đó chính là con đẻ của nền công nghiệp công nghệ cao.

Vậy điều thực sự cần phải quan tâm trong vấn đề này là gì? Các chuyên gia cho rằng vấn đề không phải nằm ở chỗ số lượng việc làm mà ở chất lượng việc làm. Robot, tự động hóa thiết lập sự chuẩn hóa, tính chính xác và năng suất cao trong công việc. Vì thế, người lao động ở những ngành nghề có kỹ năng cao hay thấp đều bị đòi hỏi phải cải thiện kỹ năng lao động của mình. Câu trả lời thực tế duy nhất cho vấn đề gây tranh cãi này là: người lao động phải tăng gấp đôi các nỗ lực để thúc đẩy học tập suốt đời, không ngừng trui rèn để nâng cao kỹ năng và chuyên môn.

Có thể nói, các dự đoán về một thế giới không có công nhân được xem như kịch bản trong một bộ phim giả tưởng. Liên tưởng về điều này, nhà văn chuyên viết về khoa học viễn tưởng người Mỹ Isaac Asimov đã thiết lập ra 3 điều luật nổi tiếng để đảm bảo robot không nổi loạn. Nhiều người cho rằng, nhà văn Asimov nên bổ sung thêm một điều luật thứ tư vô cùng cần thiết là robot sẽ không cướp việc làm của con người. Robot có thể sẽ thay thế nhiều công việc hiện tại, nhưng con người sẽ tạo ra những công việc mới để thay thế chúng.

Vào thế kỷ 19 tại Anh đã nổ ra phong trào Luddite phá hoại các máy dệt vì nhiều công nhân cho rằng máy móc đã đánh cắp việc làm của họ. Nhiều người lo ngại nếu không có sự thay đổi mô hình kinh tế - xã hội phù hợp thì những bất ổn sẽ gia tăng do các mâu thuẫn xã hội nảy sinh. Vì thế, ở những nước phát triển, có người đã nghĩ đến mô hình thu nhập tối thiểu phổ quát (basic income) để làm cho xã hội hài hòa hơn. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục đào tạo chú trọng đến phát triển nhiều kỹ năng, khả năng thích ứng và học tập liên tục.

ĐỖ CAO (tổng hợp)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness