TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 19
  • Hôm nay: 377
  • Tháng: 12981
  • Tổng truy cập: 5158245
Chi tiết bài viết

ĐBSCL đang mất dần tấm lá chắn để giữ nước ngọt

Diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm khiến tình trạng ngập mặn và thiếu nước ngọt ở ĐBSCL trở nên trầm trọng hơn.

Quan tâm đến tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở ĐBSCL, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) cho rằng, tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng một phần là do tấm lá chắn bảo vệ đồng bằng - rừng ngập mặn ngày càng suy giảm.

Chỉ xét riêng về diện tích, theo số liệu được Bộ TN-MT đưa ra cách đây vài năm, trong 50 năm qua, diện tích đất rừng ngập mặn ở ĐBSCL đã giảm 80%.

Theo GS Huỳnh, rừng ngập mặn khu vực ĐBSCL là một hệ sinh thái đặc trưng vùng ven biển Việt Nam, là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường nước ngọt và môi trường biển. Có diện tích lớn nhất cả nước, nhưng những năm qua, rừng ngập mặn ven biển ĐBSCL bị suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này, từ tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên (sóng, gió, bão...) đến tác động của con người với các hoạt động xây dựng, khai thác, nuôi trồng thủy sản..., trong đó, theo GS Huỳnh, nguyên nhân chính là yếu tố con người.

Dẫn việc nuôi trồng thủy sản của người dân ven biển làm ví dụ, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, việc khai thác, nuôi trồng thủy sản là cần thiết để duy trì cuộc sống của người dân, nhưng chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, nuôi cá là điều không thể được.

"Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, cá chỉ là chạy theo lợi ích trước mắt trong khi để  có được diện tích rừng ngập mặn vài ba chục tuổi, phát huy tác dụng của nó không phải là chuyện đơn giản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở ven biển cần phải có quy hoạch cụ thể, chỗ nào nuôi được, chỗ nào không nên nuôi", GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nói và nhấn mạnh về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên chính là mối quan hệ cộng sinh. Một khi mối quan hệ ấy bị phá vỡ, con người tàn phá thiên nhiên thì cái giá phải trả sẽ rất đắt, mà thảm họa lũ lụt, sạt lở ở miền Trung vừa qua là một ví dụ điển hình.

DBSCL dang mat dan tam la chan de giu nuoc ngot
Trồng rừng ngập mặn là giải pháp rất quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL

"Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lũ lụt, sạt lở ở miền Trung thời gian qua, nhưng trong đó có nguyên nhân phá rừng. Rừng ngập mặn mất đi cũng có tác động nhất định đối với vấn đề xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt hiện nay ở ĐBSCL. Nếu rừng ngập mặn ở vùng này được giữ gìn, không bị suy giảm vì tác động của con người thì tình trạng trên sẽ không quá nghiêm trọng.

Ai cũng biết rừng ngập mặn có tác dụng điều hòa, ngăn nước mặn xâm nhập vào sâu bên trong đất liền. Vậy nên, khi rừng bị phá càng nhiều thì nước mặn không còn gì cản trở nữa, dễ dàng vào sâu bên trong, ảnh hưởng đến cây lúa, nguồn nước... của người dân", GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh chỉ rõ.

Theo vị chuyên gia, nhiều chương trình phục hồi rừng ngập mặn đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, thế nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi. Thực tế cho thấy nhiều nơi hô hào trồng rừng xong, báo chí đến đưa tin, chụp ảnh rồi sau đó cây sống, cây chết thế nào không mấy ai quan tâm vì "cha chung không ai khóc". 

Nguyên nhân chính ở đây, theo ông, chính là việc thiếu giám sát và bản thân người dân ở vùng ven biển chưa có kế sinh nhai khác hoặc chạy theo lợi nhuận trước mắt xâm lấn dần rừng ngập mặn, hoặc dựa vào rừng ngập mặn để sinh sống nhưng lại khai thác nó theo hướng tiêu cực.

Lẽ ra khi trồng rừng xong rồi thì phải giám sát việc giữ gìn sự sống của rừng thế nào và việc này chính quyền địa phương phải có trách nhiệm.  

GS Huỳnh cho rằng, một mặt cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mặt khác nên bàn giao cho cộng đồng, để chính cộng đồng giám sát. Tất nhiên phải có cơ chế để làm việc đó, chẳng hạn như giao khoán rừng cho người dân, trả tiền trồng và giữ rừng cho người dân tăng lên, ngoài ra tạo sinh kế khác cho người dân để họ không chỉ biết dựa vào rừng ngập mặn.

Cuối cùng là phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, ai phá rừng ngập mặn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thì phải bị xử lý thích đáng để răn đe người khác, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, vậy nên các bộ, ngành, địa phương phải nắm lấy quyết tâm này để tiếp tục triển khai trồng rừng, bảo vệ rừng.

"Gần 20 triệu người ở ĐBSCL sống dựa vào dòng Mekong và hệ sinh thái ở đó, ai cũng hiểu được ý nghĩa của đất, của nước, của rừng đối với cuộc sống của mình như thế nào. Do đó, phải ứng xử với thiên nhiên cho đúng với quy luật, hài hòa mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên để cuộc sống yên bình hơn", GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh kết luận.

Thành Luân - Theo Trí Thức Cuộc Sống

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness