TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 70
  • Hôm nay: 1457
  • Tháng: 11735
  • Tổng truy cập: 5156999
Chi tiết bài viết

Doanh nghiệp Việt bán hàng cho Walmart: Đơn giản thôi

Theo lãnh đạo Công ty Phú Tài, để cung cấp hàng cho chuỗi bán lẻ Walmart lớn nhất nước Mỹ, điều quan trọng nhất là độ ổn định phải rất cao.

Tiêu chí đơn giản nhưng...

Bên cạnh mảng khai thác đá, kinh doanh dịch vụ xe du lịch, Công ty Cổ phần Phú Tài (trụ sở tại Bình Định) còn chuyên sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất. Cho đến nay, khoảng 90% sản phẩm đồ gỗ của Phú Tài xuất khẩu đi thị trường Mỹ, EU, 10% còn lại xuất khẩu đi Nhật, Brazil, Trung Đông. Đặc biệt, Phú Tài chuyên xuất khẩu cho các đại lý của chuỗi bán lẻ Walmart.

Theo ông Phan Quốc Hoài, Phó Tổng giám đốc Công ty Phú Tài, công ty mới cung cấp sản phẩm đồ gỗ cho hệ thống phân phối của Walmart chừng 2-3 năm trở lại đây. Để đứng vào chuỗi cung ứng của Walmart, doanh nghiệp phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của tập đoàn này.

Doanh nghiep Viet ban hang cho Walmart: Don gian thoi
Một phân xưởng sản xuất của Công ty Cổ phần Phú Tài. Ảnh: Báo Bình Định

"Thực ra, tiêu chí của Walmart cũng đơn giản. Thứ nhất, sản lượng phải ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu. Thứ hai, chất lượng phải ổn định. Thứ ba, càng bán ở hệ thống bán lẻ tầm cỡ, giá cả càng phải cạnh tranh. Đặc biệt, với hệ thống bán lẻ tầm cỡ như Walmart, yêu cầu về độ ổn định rất cao", ông Hoài cho biết.

Cũng theo Phó Tổng giám đốc Công ty Phú Tài, Walmart kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất và xuất hàng. Việc giám sát được thực hiện trực tuyến, thông qua hệ thống camera hoặc thông qua kiểm tra KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra định kỳ nhà máy). Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ cũng phải tuân thủ theo đạo luật Lacey, tức doanh nghiệp phải khai báo các điều kiện về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sản xuất; 100% gỗ phải có chứng chỉ FSC (tiêu chuẩn rừng quốc tế do Hội đồng quản trị thế giới cấp.

Điểm thuận lợi của Phú Tài là ngoài sản phẩm chế biến từ gỗ, công ty còn kinh doanh sản phẩm gỗ nguyên liệu. Vì vậy, doanh nghiệp này đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các đối tác hoạt động trong ngành chế biến gỗ. Nguyên liệu chính của công ty là gỗ bạch đàn, teak, chò, dầu, Kapur, thông... được nhập khẩu từ nước ngoài, ngoài ra công ty còn mua từ các nguồn hợp pháp trong nước. Để giảm thiểu những rủi ro về biến động giá nguyên liệu gỗ, Phú Tài thường xuyên lập kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho cả năm, hợp đồng ký với nhà cung ứng hàng năm.

Nâng công suất, cắt giảm chi phí đối phó với chủ nghĩa bảo hộ

Sau khi rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố về việc theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Ông Trump đã yêu cầu nghiên cứu để xác định bất kỳ sự "lạm dụng thương mại" làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ, đồng thời tuyên bố ủng hộ áp đặt hệ thống thuế biên giới (border tax) cho tới thuế suất cao hơn để khuyến khích hoạt động sản xuất hàng hóa ở Mỹ và giảm bớt các động lực để các công ty Mỹ chuyển ra nước ngoài.

Điều này làm dấy lên lo ngại các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực.

Ông Phan Quốc Hoài tỏ ra lạc quan: "Theo như chúng tôi tìm hiểu, Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp trí tuệ hoặc các ngành công nghệp sản xuất chế tạo, công  nghệ cao đem lại giá trị cao, còn các sản phẩm gỗ nội thất mà Phú Tài cung cấp là hàng tiêu dùng thông thường".

Dù vậy, để sẵn sàng đón đầu, Phú Tài đã thực hiện nhiều bước đi nhằm cải thiện tính cạnh tranh. Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất tại Phù Cát, Bình Định với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 140 tỷ đồng nhằm nâng công suất mặt hàng này lên thêm 20%. Việc mở rộng công suất sẽ giúp giảm mạnh chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm.

"Cạnh tranh được hay không tùy năng lực của mỗi doanh nghiệp. Cùng sản xuất một sản phẩm, doanh nghiệp nào làm tốt hơn thì giá thành tốt hơn", ông Hoài nói.

Thành Luân

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness