TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 10
  • Hôm nay: 87
  • Tháng: 10536
  • Tổng truy cập: 5143854
Chi tiết bài viết

GS.TS Võ Tòng Xuân: Bỏ tư duy cũ trong sản xuất lúa gạo để vững chân tại EU

Giờ đây không chỉ người tiêu dùng thế giới mà ngay cả người tiêu dùng nội địa cũng có những đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng lúa gạo. Vì thế, để tận dụng những lợi thế đã có và tăng xuất khẩu gạo, chắc chân hơn ở thị trường EU, ngành lúa gạo cần loại bỏ tư duy sản xuất cũ là sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

5936-gsts-vo-tong-xuan

GS.TS Võ Tòng Xuân

GS.TS Võ Tòng Xuân đã có những trao đổi như vậy với Báo Công Thương xung quanh vấn đề nâng chất cho lúa gạo Việt.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, gần đây dư luận có tranh cãi xung quanh việc một doanh nhân có phát biểu về gạo Việt trong một tọa đàm trực tuyến, rằng 90% người tiêu dùng đang phải ăn gạo bân. Với phát biểu này, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, có phần đúng về “gạo bẩn” nhưng con số 90% có lẽ là con số ước tính. Bởi lẽ theo ông, cho đến nay chưa có cơ quan khoa học nào nghiên cứu mức độ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật của nông sản Việt Nam một cách chính xác. Nhưng một điều chắc chắn là khi người nông dân nào sử dụng phân bón hóa học, nhất là phân urê trên cây lúa đều phải phun thuốc BEAM, BUMP, PIMPIM, HOBINE, TRIZOLE… (gốc là tricyclazone) lúc lúa trổ để phòng chống bệnh thối cổ bông. Đây là loại thuốc rất độc, bị khối EU cấm tuyệt đối. Chỉ những nông dân sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh mới tránh được sâu bệnh nên họ không cần phun thuốc.

Thông thường cái gì không sạch thì người ta dùng chữ phản nghĩa “bẩn”. Tuy nhiên muốn nói cho chính xác chúng ta nên nói cụ thể lý do gây bẩn. Đối với thực phẩm, chữ “bẩn” có thể là “chứa bụi bặm, dầu nhớt, bị ruồi bu lên, chứa thuốc trừ sâu bệnh...” nếu ăn vào thì trúng độc, bị bệnh. Có thể gọi chung thực phẩm như thế là “không an toàn vệ sinh thực phẩm”, gọi tắt là “không an toàn” - GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

0112-vung-trong-dat-chuan-cua-loc-troi

Dù vậy, thực tế cho thấy, thời gian gần đây khi Việt Nam có phong trào sản xuất theo GlobalGAP và VietGAP, người tiêu dùng quốc tế đã tin rằng gạo Việt có an toàn hơn, nên khoảng giá chênh lệch với gạo Thái ngày càng ít hơn. Điều này thể hiện rõ qua số lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đều đạt trên 6 triệu tấn. Đặc biệt, giá gạo Việt xuất khẩu đã liên tục tăng trong các tháng qua và hiện giữ mức ổn định 488 - 492 USD/tấn.

Liên quan đến việc làm sao để gạo Việt tận dụng lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và chắc chân tại thị trường EU, GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết: Trước tiên nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu phải sản xuất theo đúng quy trình chất lượng an toàn. Nông dân không thể sản xuất theo kiểu cũ nữa (lạm dụng phân, thuốc hóa học) mà phải kết hợp phân hữu cơ và phân sinh học với một ít phân hóa học mà thôi. Trong khi đó nhà doanh nghiệp xuất khẩu phải biết rõ vùng nguyên liệu của mình, áp dụng qui trình sản xuất chất lượng an toàn cho chuỗi cung ứng nguyên liệu của mình. Nhà nước cần bảo đảm quản lý tốt về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn chính hiệu, ngăn chặn hàng giả làm thiệt hại cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

“Ở EU, sản phẩm nào có chứa một vết nhỏ tricyclazole cũng bị trả về. Do đó đã có không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã tổ chức vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình nông nghiệp an toàn (vài nơi gọi “hữu cơ”) nên rất tự hào gạo của mình đạt chất lượng an toàn theo chuẩn EU”, ông Võ Tòng Xuân cho biết.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt trên 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 2,2 tỷ USD. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện được chào giá dao động từ 488 - 492 USD/tấn cho gạo 5% tấm và là mức giá cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây.

Sở dĩ gạo Việt Nam xuất khẩu có giá tốt là do từ đầu năm tới nay dưới tác động của dịch Covid-19, các nước vẫn tích trữ lương thực đẩy mạnh nhập khẩu gạo. Dự báo gạo Việt còn có cơ hội tăng xuất khẩu nhiều hơn trong các tháng tới do nhu cầu từ Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau những trận lũ lụt lớn ở nước này. Cùng với đó, dịch bệnh ở Ấn Độ đã gây ra những cản trở về logistics, trong khi lũ lụt ở Bangladesh gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng.

Mai Ca - Theo Công Thương

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness