TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 7
  • Hôm nay: 33
  • Tháng: 5516
  • Tổng truy cập: 5150780
Chi tiết bài viết

Mỹ làm được gì Trung Quốc trên Biển Đông?

Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và toàn vẹn chủ quyền chỉ có thể bằng trí tuệ, mồ hôi và khi cần cả máu của mình. Đó là chân lý mọi thời đại.

Có thể nói, tuyên bố của Mỹ nghe có vẻ là ghê gớm, quyết liệt trong việc hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, rằng Mỹ như thế này, Mỹ thế kia…Một số tờ báo đặt Title rất hùng hồn như “Mỹ tuyên bố rắn tại diễn đàn Shingri-La”, Mỹ không chấp nhận, Mỹ quan ngại…khi trích dẫn một vài đoạn trong phát biểu của Bộ trưởng QP Mỹ tại diễn đàn Shingri-La ngày 2/6 vừa qua.

Tuy nhiên, khi vấn đề Triều Tiên và vấn đề Biển Đông được Mỹ đem ra “đưa đẩy” với Trung Quốc thì liệu Mỹ làm gì được Trung Quốc tại Biển Đông? Và cư dân vùng Biển Đông hy vọng bao nhiêu bao nhiêu phần trăm hành động Mỹ trong tuyên bố đó?

Hành động can thiệp trực tiếp của Mỹ…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis: “…không thể chấp nhận việc Trung Quốc thực hiện các hành động vi phạm đến lợi ích của cộng đồng quốc tế, làm suy yếu một trật tự khu vực dựa trên các nguyên tắc, một trật tự mang lại lợi ích cho tất cả quốc gia, đặc biệt là chính Trung Quốc”.

Trước khi diễn đàn Shingri-La khai mạc, ngày 25.5, tàu khu trục USS Dewey của Hải quân Mỹ vừa tiến hành hoạt động đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.

Theo đó, tàu khu trục này đã vào phạm vi 12 hải lý gần Đá Vành Khăn của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Đây là “Chiến dịch đầu tiên dưới thời Tổng thống Donald Trump được thực hiện nhằm gửi tín hiệu đến Trung Quốc về ý định của Mỹ trong việc duy trì các đường vận tải biển trọng yếu ở Thái Bình Dương” (The Wall Street Journal).

Và điều này cũng được hiểu thì đây cũng là hành động thách thức chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông của Mỹ.

Vậy, tại sao hành động tuần tra của Mỹ lại “thách thức chủ quyền” Trung Quốc trên Biển Đông?

Trước hết, với Việt Nam, Việt Nam không coi các đảo trong quần đảo Trường Sa có khu vực đặc quyền kinh tế. Vì thế, việc Hải quân Mỹ hoạt động ngoài 12 hải lý với các đảo, kể cả đảo Đá Vành Khăn, là đúng luật biển UNCLOS.

Tuy nhiên, Trung Quốc coi diện tích trong khu vực “đường 9 khúc” (Đường lưỡi bò) là thuộc chủ quyền của họ vì thế Trung Quốc phản đối, tức giận và ngăn cản…khi tàu chiến Mỹ xuất hiện bất kỳ đâu trong cái “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã vẽ.

Trong khi đó, Việt Nam coi cái đường “lưỡi bò” này không có giá trị, bởi ngư dân Việt Nam vẫn hoạt động bình thường, dầu khí Việt Nam vẫn khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thuộc trong cái “lưỡi bò” này, cho nên, tàu chiến Mỹ tuần tra không khiến Việt Nam quá quan tâm.

Hành động tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông khiến Trung Quốc khó chịu, tuy thế vẫn không làm Trung Quốc ngừng bồi lấp 7 thực thể thành các căn cứ quân sự, không ngăn được Trung Quốc kéo vũ khí ra Hoàng Sa, Trường Sa…để quân sự hóa khu vực đã chiếm đoạt.

Như vậy, Mỹ chẳng có thể làm gì hơn ngoài việc tuần tra mà luôn bị Trung Quốc ngăn chặn, áp sát “thiếu chuyên nghiệp” trên biển cũng như trên không trong vùng Biển Đông. Mỹ cũng chỉ có thể “tái cân bằng” và cũng chỉ đến thế để không đi đến miệng hố chiến tranh với Trung Quốc.

Can thiệp gián tiếp của Mỹ…

Khác với Nga-Mỹ, mối quan hệ Trung-Mỹ cho đến nay chưa một lần được coi nhau là kẻ thù từ phía Mỹ hay Trung Quốc. Tuy thế, không có nghĩa là sự bao vây, khống chế, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa đến ngôi vị thống trị của Mỹ là chẳng diễn ra…

Kiềm chế hành động bất chấp, phi pháp, phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông là hành động phục vụ lợi ích của Mỹ thì hành động can thiệp gián tiếp của Mỹ là hành động khôn ngoan và đạt hiệu quả cao hơn, đó là hỗ trợ cho các quốc gia trong “chuỗi ngọc trai” Trung Quốc, mạnh hơn.

Chiến lược “chuỗi ngọc trai” hay chuỗi đảo thứ nhất của Trung Quốc đụng độ lợi ích, chủ quyền nhiều quốc gia trong đó quan trọng nhất là Nhật Bản, Đài Loan và đặc biệt là Việt Nam.

Dù ngôn ngữ ngoại giao thế nào thì không thể che đậy việc Trung Quốc và Việt Nam đang có những bất đồng và những mâu thuẫn khó giải quyết với nhau trên Biển Đông trong ngày một ngày hai…

Bởi vậy, một Việt Nam mạnh về quốc phòng, hải quân là một trở ngại cho Trung Quốc thực hiện chiến lược “chia Thái Bình Dương” của mình với Mỹ nếu như Trung Quốc có ý muốn giải quyết bất đồng bằng chiến tranh, bằng cậy mạnh…

Đó là lý do vì sao quan hệ Việt Nam-Mỹ phát triển mạnh mẽ, không ngờ trong lĩnh vực quân sự bất chấp là cựu thù, bất chấp thể chế chính trị…như chúng ta đã thấy, biết vừa qua…

Đừng hiểu lầm, như vậy có nghĩa là Việt Nam xoay trục sang Mỹ để chống lại Trung Quốc trên Biển Đông, có nghĩa là bắt đầu từ đây, Việt Nam trở thành một “lính xung kích” của Mỹ chống Trung Quốc…không bao giờ.

Sự phát triển mối quan hệ Việt Nam-Mỹ là kết quả của chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng CSVN muốn là bạn với mọi quốc gia trên thế giới, tôn trọng độc lập chủ quyền, thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau với phương châm lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết.

Chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông và bảo vệ nó là nguyên tắc bất di bất dịch của Việt Nam. Nếu như điều này có thể trùng hợp, tương đồng với lợi ích khu vực của Mỹ thì tất yếu 2 bên sẽ đến với nhau để 2 bên cùng có lợi.

Tất nhiên, Trung Quốc có “lạnh lùng” trước mối quan hệ Việt Nam-Mỹ hay không thì không rõ, nhưng khi Mỹ nâng tầm quan hệ với Đài Loan là sẽ nhận những phản ứng quyết liệt của Trung Quốc. Xem ra Đài Loan luôn là con bài độc mà Mỹ dành chơi với Trung Quốc.

Như vậy, các cư dân vùng Biển Đông hy vọng sự can thiệp trực tiếp của Mỹ để ngăn chặn sự trỗi dậy hung hăng, bất chấp, phi pháp , phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông như tuyên bố hùng hồn của ngài James Mattis, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ là hơi bị mơ màng.

Không ai có thể bảo vệ lợi ích, chủ quyền cho quốc gia mình. Đừng trông chờ, dựa bên này hay bên kia. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và toàn vẹn chủ quyền chỉ có thể bằng trí tuệ, mồ hôi và khi cần cả máu của mình. Đó là chân lý mọi thời đại.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness