TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 24
  • Hôm nay: 758
  • Tháng: 13362
  • Tổng truy cập: 5158626
Chi tiết bài viết

Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán gần Trường Sa

Image result for Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán gần Trường Sa

Lời bàn : Vào những năm 1970 của thế kỷ 20. Liên Xô và Mỹ đã từng chơi trò vờn nhau theo nhiều cấp độ từ thấp đến cao. Toàn bộ những màn vờn nhau đầy kịch tính đều được tính toán kỷ, kiềm chế khi xuất hiện những sự cố bất ngờ và rốt cùng đã tránh được cuộc đối đầu hạt nhân nóng. Vũ khí của Mỹ và Liên Xô choảng  nhau qua tay người khác và máu người khác đã chảy – có khi là hơi bị nhiều.

Đằng sau các cuộc vờn nhau là cuộc chiến tranh tình báo ,chiến tranh thông tin, cuộc chiến truyền thông..

Nay đầu kỷ 21 ,Mỹ -Trung vờn nhau xem ra là chuyện thường thôi. Làm sao mà ngăn Ông Tàu phù bành trướng. Ông Bành ông trướng từ hơn 4000 năm rồi chứ chẳng phải mới đây.

Cũng làm sao mà ngăn Ông Mỹ Cờ Hoa nhịn nín  mặc cho Ông Tàu tung hoành trên biển cả mà Ông Mỹ đã làm chủ hơn 200 năm nay.

Ông Mỹ thâm lắm . Ông vờn cho Ông Tàu chạy  đua vủ trang. Ông giả vờ thế này thế nọ đề ông Tàu dốc sức đua. Ông mời Ông Tàu tham quan Tàu này tàu nọ ,máy này máy kia để nổi lòng tham mà tung tiền ra bắt chước .

Ông dùng truyền thông thổi Ông Tàu Phù lên thật to như bong bóng. Để Ông Tàu vừa sướng vừa lo. Mà cũng để con dân Hoa kỳ cũng như chư hầu Âu ,Úc Á ,Trung Đông chớ mà có vòi vĩnh để Ông còn lo việc lớn là ngăn Tàu .

Như Ông Liên Xô vì đua riết  mà kinh tế suy sụp lòng dân bất an. Bị tẩu hỏa nhập ma thần kinh thất tán mà thua .Khi thua  rồi dỡ ra thì bao tử trống thếch , Quan trên vơ vét ,lính tráng tản hàng , Vủ khí ôm một đống mà không có chi phí bảo trì .

Ông Mỹ cực thâm là thâm . Nhưng Ông Tàu bây giờ cũng không giống ông Liên Xô  thời trước . Ông Tàu bây giờ là Tàu buôn . Tay cầm bàn tính  tay Iphone ,.Ông học Mỹ Ông hiểu Mỹ  ông mua cả Mỹ …Ông dưỡng Triều tiên rồi Triều nhà ICBM – do ai giúp mà chế ra đặng ?? gốc từ Nga hay Tàu hay cả hai –Ông xây đảo ở biển Đông – mấy hòn đảo xa tít hồi xưa Ông Mỹ làm ngơ cho ông cướp của Ông Việt – mà ông đã gọi là tiểu bá thân Liên Xô – rồi ông đặt khí tài lên từ từ . Bài học Ngu công di sơn  mà Ông Mao rút ra từ lịch sử Trung Hoa thỉ  ông  Tập học thật thuộc lòng .

Vậy một Ông  Thâm  một Ông  Xảo . hai ông đấu nhau . Ắt là cuộc đấu dài . chí ít là mươi năm  . Đến mãi năm  2028-29 ( Mậu thân - Kỷ dậu ) mới có thể tạm có hồi kết .

Ông Mỹ chắc  chắn biết rằng trên trái đất này duy chỉ có Ông Tàu là có thể tranh ngôi với ông ấy mà thôi .Và Ông Tàu cũng chẳng dấu gì cái ý của ông .Ông Mỹ thì đã từng ở ngôi đế và bây giờ tuy vẫn còn ngôi nhưng vị trí vai trò đã suy giảm .Ông Mỹ muốn thà  có 3 ông  mà chia rẽ  có lợi cho Ông ấy hơn .Tức là Ông muốn Châu Á ngoài Ông Tàu ,còn Ông Nhật ,Ông Ấn .. cũng tầm ngang ngang ngữa ngữa với ông Tàu . Tất cả các Ông ấy đều phải có những lợi ích cốt lõi gắn với Ông Mỹ cả . Thế thì yên . Ông còn hợp tác với Nhật khai phá mặt trăng , Với Châu Âu khai phá Sao Hỏa ..

Tóm lại chả có ông nào theo Ông Mỹ kịp cả . Thế là cứ làm đệ cho ông ấy thôi . Vậy Ông Putin tức nói thẳng : Mỹ chỉ cần chư hầu chứ không cần bạn .

Ông Tàu phù lại không chịu lép mãi . Ở đời ai chả thế .

Ông tính nhẩm . Toàn thế giới thì ông không tranh nổi Mỹ . Nhưng Châu Á thì ông khả dĩ .Ông mà chi phối Châu Á thì kinh tế ông vượt Mỹ chắc .Lúc đó Ông Nhật là con buôn chúa  chắc gì không tính đi với Ông Tàu . Nhật thiếu đất . Mỹ chẳng giúp đất cho Nhật . Tàu sẵn. Nếu Nhật thật lòng Tàu cho thuê 99 năm mãi đất giáp Ông Nga . Chổ nào rắc rối  Tàu cho thuê tuốt .

Chả là Ông Tổ của Người Hoa có câu : Người khôn làm trại thằng dại làm nhà  .Tuy Ông Tàu tính nhưng Ông Nhật đâu dễ nghe . Một hòn đảo điếu Ngư mà ông còn thế này thế nọ . thì ai mà tin .Đảo Điếu Ngư  là Ông câu cá chờ thời đó thôi .Ông Tàu tranh Ông Nhật đó là mặt ngoài còn thật bụng là với Ông Mỹ cả thôi ..Các đảo Gạc  ma , Biển Đông  suy cho cùng cũng là vậy .Hoàng Sa thật ra nói là tranh chấp Tàu Việt nhưng xem lại cho kỹ thì hồi ấy Ông Mỹ mà đại diện là Ông Nixon và Ông Kiss ngầm giao cho Tàu để Ông Tàu nằm im cho Ông Mỹ phá Liên Xô  .
Vậy nên ,bụng ông Tàu nghĩ là nếu Ông   Mỹ  rời ra thì Ông cho cả miễn là trong vòng tay Ông Tàu không còn Phù nữa mà đã thành đế vương rồi .

Cái Ông Tập hay khuyên  các ông Việt Nam ,ASEAN  phải có viễn kiến .có cái nhìn đại cục lớn lao  chẳng qua là thế .

Năm 2017 này các cuộc vờn ắt là tiếp tục gia tăng . .

***

Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc

Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày, Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.

Theo thông báo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, BRI rất tham vọng, với kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào hơn 65 nước. Mặc dù những hoài nghi đã được nêu lên về tính mới mẻ, giá trị và tính khả thi của nhiều dự án được đề xuất, nhưng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới – với mong muốn đạt được triển vọng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của họ – cũng đang phấn khởi tham gia. Đây là biểu hiện gần đây nhất của vai trò lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm mà cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này ít chắc chắn hơn bao giờ hết.

Phản ứng của Washington ra sao cho tới nay? Đổ thêm tiền vào quốc phòng. Thượng nghị sĩ John McCain đã đề xuất một “Sáng kiến ổn định Châu Á-Thái Bình Dương” (Asia-Pacific Stability Initiative) trị giá 7,5 tỷ USD (1,5 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2022), mà theo một người phát ngôn của McCain, sẽ “làm cho vị thế khu vực của Hoa Kỳ trở nên linh hoạt hơn, và mạnh mẽ hơn”, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự, mua thêm đạn dược và nâng cao năng lực của các đồng minh và đối tác ở Châu Á. Ý tưởng này rất được lòng nhiều người, nhận được sự ủng hộ sơ bộ từ Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, một nhóm các nghị sĩ lưỡng đảng tại Đồi Capitol, và các trang xã luận của tờ Wall Street Journal.

Nhưng đây là điều rõ ràng: Mặc dù việc tăng ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ là rất cần thiết, nhưng không một khoản chi tiêu quân sự nào có thể hồi phục sức mạnh của Mỹ ở châu Á. Cho dù tăng cường sức mạnh cho các đối tác của Hoa Kỳ và tăng cường vị thế của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực là cần thiết, cuộc chiến trước mắt về ảnh hưởng ở châu Á lại phụ thuộc vào kinh tế. Và trên khía cạnh đó, Hoa Kỳ đang tổn thất nặng nề kể từ khi rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trump và cộng sự chỉ làm cho vấn càng tồi tệ hơn bằng cách đe dọa hủy bỏ hoặc thương lượng lại các thỏa thuận hiện tại, như Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ-Hàn Quốc.

Bắc Kinh không thể tin được vận may của mình. Không có dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump có kế hoạch đưa Hoa Kỳ vào vị thế dẫn dắt về thương mại và đầu tư. Chính Trung Quốc đang ráo riết thực hiện điều này. Và không chỉ với sự khởi động Sáng kiến Vành đai và Con đường. Bắc Kinh cũng đã lập nên Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á vào năm 2015 – mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ – cung cấp một nửa trong số 100 tỷ đô la vốn ban đầu. Kể từ đó đến nay, tổ chức này đã phát triển ổn định, vừa mới chào đón 13 quốc gia mới vào hồi tháng 3 (bao gồm Bỉ, Canada và Ireland), đưa tổng số thành viên lên 70. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Mới, được thành lập vào năm 2014 bởi nhóm BRICS, với 100 tỷ đô la vốn khởi đầu.

Tương tự, Trung Quốc cũng sẵn sàng tiếp nhận ví trí đứng đầu về thương mại, đang đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại khu vực nhằm kết nối 10 thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Nhóm này chiếm gần một nửa dân số thế giới và gần 1/3 GDP toàn cầu. Các cuộc đàm phán được tiến hành trong bốn năm qua đã tăng tốc từ cuối năm 2015. Mặc dù vẫn còn nhiều cách biệt lớn và thỏa thuận này vẫn chưa ngã ngũ, RCEP hiện là “cuộc chơi” chủ chốt trong khu vực và không có sự góp mặt của Mỹ.

Những sáng kiến này quan trọng không bởi các tác động kinh tế – tác động thực chất chắc chắn là ít hơn người ta nghĩ – mà thay vào đó là vì chúng đã tạo ra nhận thức ngày càng lớn về tính tất yếu trong tương lai của một trật tự kinh tế Châu Á do Trung Quốc lãnh đạo. Ai cũng hiểu rằng Hoa Kỳ không tham gia vào bất kỳ chương trình nào trong số này. Đây không chỉ đơn giản là giai thoại hay sản phẩm từ giới cầm quyền tinh hoa của Mỹ.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giới tinh hoa ở Đông Nam Á cho rằng Hoa Kỳ đánh mất vị thế chiến lược vào tay Trung Quốc, và Washington của Trump ít quan tâm đến khu vực này, ít đáng tin cậy hơn và ít có khả năng duy trì thương mại tự do.

Điều này dẫn tới hiệu quả trong chiến lược của Mỹ chủ yếu dựa trên sức mạnh quân sự nếu chính sách kinh tế của chính quyền Trump đối với châu Á là một sự pha trộn độc hại giữa sự sao nhãng và khinh thường. Các quan chức trong khu vực đang âm thầm cảnh báo rằng Đông Nam Á đang nhanh chóng tiếp cận (nếu không muốn nói là đã vượt qua) ranh giới mà ở đó các quốc gia sẽ miễn cưỡng thiết lập các hoạt động an ninh mới với Hoa Kỳ vì sợ bị trả thù kinh tế từ Trung Quốc. Đây là trường hợp không chỉ xảy ra với các đối tác mới của Mỹ như Việt Nam và Malaysia, mà còn cả ở những nước bạn bè lâu năm của Mỹ như Singapore và Úc. Liệu Canberra giờ đây có đồng ý với một sáng kiến quân sự mới với Hoa Kỳ giống như thỏa thuận mà chính quyền Obama đã thương lượng thành công vào năm 2011 nhằm luân chuyển 2.500 lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tới Darwin? Câu trả lời chắc chắn là “không”, và mặc dù một số điều này có nguyên nhân liên quan tới chính bản thân Trump, lý do căn bản hơn là niềm tin đang nổi lên (dù đúng hay sai) rằng tương lai kinh tế của Australia giờ bị bó buộc vào cỗ xe Trung Quốc.

Hoa Kỳ sẽ cần các đồng minh và đối tác vững chắc, độc lập và đáng tin cậy để thúc đẩy các lợi ích quan trọng ở châu Á. Nhưng cách duy nhất mà những kế hoạch tương tự như Sáng kiến Ổn định Châu Á Thái Bình Dương của McCain có thể thành công là Hoa Kỳ cần cung cấp cho khu vực một lựa chọn khác cho sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và các thể chế do Trung Quốc lãnh đạo. Phục hồi sự tham gia của Hoa Kỳ vào TPP (hoặc một phiên bản nào đó) là bước đi trước tiên đơn giản và rõ ràng nhất. Khía cạnh chính trị của thương mại hiện nay rất tồi tệ, nhưng hậu quả của việc Mỹ thoái lui hay chủ nghĩa bảo hộ cũng tồi tệ không kém. Nếu ngay cả việc thay đổi quyết định đối với TPP là điều không thể đối với chính quyền Trump, thì chắc chắn Mỹ sẽ nhanh chóng lâm nguy trước một nỗ lực kinh tế đầy tham vọng tương tự ở châu Á. Hoặc có thể, Hoa Kỳ sẽ sớm bị đẩy ra rìa khỏi các vùng rộng lớn của khu vực, bất kể Quốc hội có cam kết bao nhiêu tỷ đô la nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á đi chăng nữa.

***

Điểm sách: Cuộc chiến Định mệnh: Liệu Mỹ & Trung Quốc có thể thoát được Bẫy Thucydide?

Trong cuốn sách, giáo sư Graham Allison đã phân tích quan hệ Mỹ-Trung Quốc hiện nay từ góc độ “bẫy Thucydides”. Từ góc độ phân tích này, Graham Allison khẳng định nếu không có gì thay đổi thì Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra chiến tranh; tương lai này chỉ có thể tránh được nếu Mỹ và Trung Quốc có những thay đổi chiến lược.

Cuộc chiến Định mệnh: Liệu Mỹ & Trung Quốc có thể thoát được Bẫy Thucydide?

[Destined for War: Can America & China escape Thucydide’s Trap?]

Tác giả: Graham Allison

Xuất bản: Tháng 5/2017

Nhà xuất bản: Houghton Mifflin Harcourt (New York)

Đỗ Mạnh Hoàng

Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao

Học viện Ngoại giao

Cuốn Cuộc chiến Định mệnh (gồm 384 trang, 10 chương) là nghiên cứu mới nhất của giáo sư Graham Allison, một trong những học giả chính trị quốc phòng hàng đầu của Mỹ. Ông đã giảng dạy 50 năm tại Đại học Harvard, từng là Hiệu trưởng trường Harvard Kennedy và hiện là Giám đốc Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer thuộc Đại học Harvard. Trong cuốn sách, giáo sư Graham Allison đã phân tích quan hệ Mỹ-Trung Quốc hiện nay từ góc độ “bẫy Thucydides”, một lý thuyết của tác giả cho rằng chiến tranh là xu hướng tự nhiên khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe dọa thay thế trung tâm quyền lực cũ (lấy gốc từ ghi chép của sử gia Thucydides thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên rằng sự nổi lên của thành bang Athen đe dọa địa vị thống trị của thành bang Sparta dẫn đến chiến tranh Peloponnesia khiến văn minh Hy Lạp sụp đổ). Từ góc độ phân tích này, Graham Allison khẳng định nếu không có gì thay đổi thì Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra chiến tranh; tương lai này chỉ có thể tránh được nếu Mỹ và Trung Quốc có những thay đổi chiến lược.

Bẫy Thucydides và các trường hợp trong lịch sử

Graham Allison tóm lược ghi chép của Thucydides về chiến tranh Peloponnesia để giải thích khái niệm “bẫy Thucydides”: Tại Hy Lạp cổ đại, thành bang Athen nhờ vào sự phát triểnthương mại và vai trò quan trọng trong việc chống quân xâm lược Ba Tư đã nổi lên thành trung tâm quyền lực mới, qua đó đe dọa địa vị thống trị của thành bang Sparta. Lãnh đạo Athen (chế độ quân chủ đại nghị, nghiêng về phát kiến, dân chủ, và thúc đẩy các thành bang khác học tập mô hình của mình) và Sparta (văn hóa quân sự bảo thủ, thiên về duy trì hiện trạng) đều nhận thấy các khác biệt văn hóa-kinh tế-chính trị khiến tương quan lực lượng giữa hai bên thay đổi. Lãnh đạo hai bên (từng là bạn) đều e ngại chiến tranh sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai nên đã ký Hòa ước 30 năm. Nhưng các hành động thực tiễn của hai bên cứ dần đẩy Athen và Sparta đến một cuộc đại chiến kéo dài với kết quả Sparta thắng nhưng cả nền văn minh Hy Lạp sụp đổ.

Theo Allison, nguyên nhân cốt lõi của bẫy Thucydides là: “sự lớn mạnh của Athen và nỗi lo sợ nảy sinh trong nội bộ Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều không thể tránh khỏi.” Khi động lực của bẫy Thucydides đã có, một tia lửa nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh. Allison cho rằng bẫy Thucydides có thể tìm thấy trong mọi mối quan hệ (như xung đột giữa Apple với Microsoft hay Uber với taxi truyền thống), nhưng trong quan hệ quốc tế là nguy hiểm nhất. Allison phân tích 16 lần thay đổi quyền lực trong 500 năm qua và khẳng định chiến tranh là xu hướng tự nhiên giữa hai trung tâm quyền lực mới và cũ. Allison phân tích 12/16 trường hợp dẫn đến chiến tranh; chỉ có 4/16 không dẫn tới xung đột (xem phụ lục).

Bẫy Thucydides trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay

Tác giả cho rằng bẫy Thucydides đã hiện hữu rõ ràng trong quan hệ Mỹ-Trung vì một số nguyên nhân sau:  

- Trung Quốc, khác với nhiều nhận định, hiện đã là quốc gia SỐ 1 THẾ GIỚI. Về kinh tế, Trung Quốc đã vượt Mỹ trong nhiều mặt như thu nhập bình quân ngang giá sức mua (PPP) (thước đo chính xác nhất về sức mạnh của một nền kinh tế), dự trữ ngoại hối, tỷ trọng xuất khẩu… Mặc dù giảm tốc, Trung Quốc vẫn đang là đầu tàu của kinh tế thế giới và phát triển với tốc độ 6-7%/năm, cao hơn tốc độ 4% khi Mỹ vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn nhất đầu thế kỷ 20. Về công nghệ, Trung Quốc đã đi đầu (chứ không chỉnhái) trong nhiều lĩnh vực như có máy chủ nhanh nhất thế giới, có nhiều máy chủ nhanh nhất thế giới, có số lượng các chuyên gia ngành khoa học-công nghệ-chế tạo-toán (STEM) (ngành hiện được cho là xương sống trong thời đại công nghệ) nhiều nhất thế giới. Về quân sự, Trung Quốc đã có các công nghệ mới, ít tốn kém có thể đối đầu với các lực lượng tàu chiến, máy bay, vệ tinh mà Mỹ mất nhiều năm xây dựng; sẽ có lợi thế nếu đụng độ với Mỹ tại Đài Loan hay Biển Đông. Về ngoại giao, Trung Quốc đang tìm kiếm cân bằng quyền lực mới, sử dụng quyền lực mềm và đòn bẩy kinh tế, khiến các nước không còn lựa chọn nào khác ngoài tuân thủ luật chơi của Trung Quốc. So sánh với các trung tâm quyền lực khác trong lịch sử, Graham Allison cho rằng Trung Quốc là nước “lớn nhất trong lịch sử thế giới.”

- Trung Quốc đang đi đúng con đường mà Mỹ đã đi đầu thế kỷ 20 để trở thành siêu cường. Khi đó, Mỹ đã xung đột với các cường quốc Tây Ban Nha (ở Philippines), Đức (ở Venezuela), và Anh (ở Alaska) để giành quyền lực và sử dụng chính trị cường quyền áp đặt học thuyết Monroe (châu Mỹ của người Mỹ) ở Mỹ Latinh. Việc Trung Quốc cứng rắn với láng giềng cũng như ở Biển Đông và Hoa Đông tương tự như Mỹ đã làm ở Caribbean thời kỳ đó.

- Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có hướng đi rõ ràng để “Trung Quốc hùng mạnh trở lại”. Mặc dù Tập Cận Bình là con nguyên lão cách mạng, nhưng đã tự kiên cường vượt qua thách thức trong Cách mạng Văn hóa và sau này, tập trung quyền lực thành “lãnh đạo hạt nhân”. Tập Cận Bình công khai “Giấc mơ Trung Hoa” (rửa nỗi nhục trước Phương Tây, khôi phục lại ảnh hưởng lịch sử, sự thuần phục của các nước xung quanh) thông qua hướng đi rõ ràng trong kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường, và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt qua Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”. Ông cũng đã rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Xô để đảm bảo ổn định xã hội thông qua: (i) cải tổ Đảng từ bên trong, thẳng tay với tham nhũng để giành tính chính danh cho Đảng; (ii) kích thích chủ nghĩa dân tộc; (iii) tái cơ cấu quân đội (đảm bảo sự trung thành với Đảng và có năng lực chiến đấu mạnh). 

- Xung đột Mỹ-Trung còn là xung đột giữa các nền văn minh. Người Mỹ coi mình là số 1, đề cao tự do, chống can thiệp từ chính quyền (một thực thể xấu xa nhưng cần thiết), ủng hộ mô hình cộng hòa dân chủ, muốn truyền bá các giá trị của mình cho thế giới, mở cửa với người nhập cư, sống vội không cần tương lai. Còn Trung Quốc coi mình là “trung tâm vũ trụ”, coi trọng thứ bậc, ủng hộ “chuyên chế tích cực” (chính quyền mạnh nhưng quan tâm đến người dân), muốn các nước tự học theo mô hình Trung Quốc (ai không theo thì bị coi là mọi rợ), nặng tư tưởng dân tộc và bài ngoại, trầm tĩnh trong xử lý các thách thức. Khác biệt lớn nhất là người Mỹ coi trọng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng trật tự này thực ra là do Mỹ thiết lập luật chơi và buộc các nước tuân theo. Trung Quốc đề cao hòa hợp trong trật tự (các nước được Trung Quốc coi như con dân của chính quyền trung ương).

- Trung Quốc có tư duy sử dụng quân sự khác biệt. Trung Quốc có tư duy thực tế, không bị trói buộc theo luật pháp quốc tế hoặc tôn giáo; luôn nhìn đại cục và mối tương quan giữa các vấn đề; thiên về chiến tranh tâm lý và chính trị hơn là chiến dịch quân sự; không có ý định dành chiến thắng trong một trận đánh quyết định mà lấn dần từng bước theo kiểu cờ vây. Binh pháp Tôn Tử nêu rõ “chiến thắng vĩ đại nhất là đánh bại kẻ thù mà không cần dùng binh.”

Khả năng xung đột Mỹ-Trung

Graham Allison cho rằng, tương tự như một đám cháy rừng, xung đột giữa các trung tâm quyền lực bắt nguồn từ một tia lửa (ngòi nổ) sau đó nhờ tác động của môi trường và chất dẫn cháy mà lan rộng và leo thang thành chiến tranh thế giới. Hiện nay môi trường cho bẫy Thucydides đã rõ, các bậc thang đến chiến tranh hạt nhân đã được đưa ra từ những năm 1960. Tuy nhiên, các ngòi nổ và chất dẫn cháy có một số điểm đáng chú ý.

Graham Allison chỉ ra 5 ngòi nổ cho chiến tranh Mỹ-Trung: (i) va chạm không chủ ý giữa lực lượng Trung Quốc và một tàu chiến Mỹ đang thực hiện tự do hàng hải ở Biển Đông; (ii) Lãnh đạo Đài Loan muốn tuyên bố độc lập; (iii) xung đột quân sự giữa Trung Quốc và một đồng minh của Mỹ; (iv) chính quyền Bắc Triều Tiên sụp đổ; (v) chiến tranh thương mại lan thành xung đột quân sự.

Tác giả cho rằng Biển Đông là ngòi nổ dễ bùng phát nhất. Trung Quốc luôn cho rằng Mỹ thực hiện chính sách ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc. Gần đây vòng kiềm chế này bị lơi lỏng ở Đông Nam Á nên Trung Quốc đang tìm cách lấn tới và chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh lâu dài để ép Mỹ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc xung đột quân sự hạn chế để “dạy cho một nước thù địch một bài học” nếu Trung Quốc thấy mất quyền kiểm soát và chiều hướng tương lai bất lợi. Điều này rất dễ xảy ra nếu Trung Quốc cảm thấy bên ngoài đang có tập hợp lực lượng chống lại mình tại thời điểm Trung Quốc có bất ổn nội bộ. Lịch sử chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Xô-Trung, khủng hoảng eo biển Đài Loan 1996, hay đụng độ với tàu Mỹ trên Biển Đông gần đây cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đánh phủ đầu trước đối thủ mạnh hơn.  

Graham Allison cho rằng các tia lửa tưởng nhỏ bé nêu trên sẽ lây lan rất nhanh dưới tác động của các chất dẫn cháy (gồm việc phá hoại vệ tinh, tấn công mạng, tấn công các mạng bảo mật, hoặc phá hoại ngầm của một nước thứ ba như Nga). Các chất dẫn này nếu xuất hiện đúng thời điểm có thể làm chiến tranh không thể vãn hồi. Ví dụ, khi các lực lượng Mỹ đang đổ xô đến cứu một tàu chiến Mỹ gặp nạn (đang thực hiện tự do hàng hải nhưng bị Trung Quốc va chạm hoặc bắn trúng không chủ ý), một vụ tấn công vệ tinh khiến các lực lượng Mỹ mất liên lạc và không thể phối hợp sẽ dẫn đến đụng độ lớn với Trung Quốc, khơi mào cho chiến tranh.

Chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi

Theo Graham Allison, 4 (trong 16) trường hợp không xảy ra chiến tranh trong 500 năm qua (Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha thế kỷ 15, Mỹ-Anh đầu thế kỷ 20, Liên Xô-Mỹ cuối thế kỷ 20, và Đức-Pháp  với Anh hiện nay) để lại 12 đầu mối quan trọng để giữ hòa bình: (1) thực thể có thẩm quyền cao hơn có thể hóa giải xung đột (Giáo hoàng phân xử xung đột Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha); (2) các thể chế kinh tế, chính trị và an ninh (như Liên minh châu Âu và NATO) có thể ràng buộc các bên; (3) các lãnh đạo khôn ngoan có thể xác định rõ lợi ích sống còn để nhượng bộ phù hợp (như Anh làm với Mỹ); (4) nhận định đúng thời cơ sẽ giúp giải tỏa căng thẳng; (5) các giá trị văn hóa tương đồng có thể giúp ngăn ngừa xung đột; (6) sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân buộc các lãnh đạo thay đổi tư duy về chiến tranh; (7) học thuyết hủy diệt hoàn toàn nhau “mutually assured destruction” (nếu xảy ra chiến tranh thì cả hai bên sẽ đều bị tiêu diệt) đã hạn chế khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện; (8) Chiến tranh nóng giữa hai siêu cường hạt nhân ít có thể xảy ra; (9) Lãnh đạo tất cả các siêu cường hạt nhân cần sẵn sàng cho một cuộc chiến mà họ không thể thắng (nếu không đối thủ sẽ lấn tới đến mức buộc họ phải khai chiến không có chuẩn bị); (10) liên kết kinh tế chặt chẽ sẽ khiến chiến tranh phải trả giá cao hơn (do đó giảm nguy cơ chiến tranh); (11) các liên minh có sức hấp dẫn chết người: liên minh giúp cân bằng quyền lực nhưng cũng tạo nguy cơ vì các siêu cường bị trói buộc vào các cam kết với đồng minh; và (12) tình hình nội bộ (kinh tế, năng lực chính quyền, sự đồng thuận của dân chúng) có ý nghĩa quyết định đối với khả năng xảy ra chiến tranh.

Graham Allison không kiến nghị giải pháp tránh chiến tranh vì cho rằng nghiên cứu của ông mới mang tính gợi mở, để xây dựng một giải pháp phù hợp cần nhiều năm và đóng góp của nhiều người. Thay vào đó, ông kiến nghị một số nguyên tắc và lựa chọn chiến lược để tránh chiến tranh:

(i) cần dựa trên các thực tế mang tính cấu trúc: Trung Quốc thực tế đã có sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự vượt trội hơn Mỹ nên trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo khó có thể được duy trì;

(ii) cần áp dụng các bài học lịch sử để tìm hiểu cạnh tranh Mỹ-Trung là như thế nào và Trung Quốc thách thức Mỹ ở những vấn đề nào, các nước khác có cùng nhận thức với Mỹ không; và

(iii) phải thừa nhận rằng chiến lược “can dự nhưng kiềm chế” của Mỹ đối với Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh cơ bản là một sự mâu thuẫn: khuyến khích Trung Quốc lớn mạnh nhưng không ràng buộc Trung Quốc theo khuôn khổ (chính sách “xoay trục” của Obama thực chất là bình mới, rượu cũ của chiến lược này).

Các lựa chọn chiến lược

Trên cơ sở các phân tích trên, Graham Allison đề xuất 4 lựa chọn:

  • Chấp nhận (accomondate): Mỹ phải thích nghi với một cân bằng quyền lực mới, có thể dưới hình thức đơn phương như Anh chấp nhận Mỹ đầu thế kỷ 20 hoặc đàm phán như thỏa thuận Yalta giữa Anh, Mỹ, Liên Xô năm 1945. Lựa chọn này sẽ buộc Mỹ phải nhượng bộ vấn đề Đài Loan để đổi lấy biển Đông và Hoa Đông, có thể rút quân khỏi Hàn Quốc để đổi đổi lấy bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, hoặc có thể chấp nhận Trung Quốc lập vùng ảnh hưởng …
  • Làm suy yếu (undermine): Mỹ thúc đẩy các biện pháp thay đổi chính phủ hoặc chia rẽ Trung Quốc. Các biện pháp này gồm lên án sự xấu xa của chính quyền cộng sản Trung Quốc, thúc đẩy dân chủ, khuyến khích độc lập của Tây Tạng và Đài Loan, tuyên truyền qua Internet, ủng hộ các nhóm bất đồng chính kiến, hoặc thậm chí có thể bí mật huấn luyện và hỗ trợ các phần tử ly khai … Nếu thực hiện tập trung và tinh tế, Mỹ có thể làm suy yếu chính thể hoặc đẩy lùi thách thức của Trung Quốc đối với sự thống trị của Mỹ.
  • Đàm phán một thỏa ước hòa bình dài hạn (negotiate a long peace): Mỹ và Trung Quốc có thể ký một thỏa ước 25 năm hạn chế một số vấn đề để tập trung phát triển một số lợi thế khác. Ví dụ, cam kết đóng băng Biển Đông và Hoa Đông, đảm bảo tự do đi lại trên vùng biển quốc tế, hạn chế tấn công mạng, không can thiệp nội bộ của nhau, hạn chế chỉ trích nhân quyền… giúp cả hai tập trung xử lý các vấn đề nội bộ đang nổi cộm.
  • Xác định lại mối quan hệ (redefine the relationship): Làm hai nước hiểu có những thách thức chung lớn đang chờ. 4 thách thức chính là: thách thức về việc phổ biến vũ khí hạt nhân, thách thức về khủng bố, thách thức các công nghệ sinh hóa hiện đại bị sử dụng sai mục đích, và thách thức về biến đổi khí hậu. Những thách thức chung khiến hai bên sẽ hợp tác thay vì đối đầu nhau.

Lời bình

Cuốn Cuộc chiến Định mệnh nêu lên một vấn đề thời cuộc rất lớn hiện nay là liệu sự vươn lên của Trung Quốc có dẫn đến xung đột Mỹ-Trung và rộng hơn nữa là Chiến tranh Thế giới Thứ ba. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh lịch sử để tìm mô thức chung của các cuộc chuyển giao quyền lực lớn trên thế giới trong năm 500 qua. Mặc dù không nêu trực tiếp, nhưng tác giả nhấn mạnh sự tương đồng trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay với quan hệ Anh-Đức trước Chiến tranh Thế giới Thứ nhất cả về kinh tế, quân sự, và nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của cường quốc mới nổi.

Cuốn sách sẽ có tính thuyết phục cao hơn nếu tác giả sử dụng nhiều nguồn đánh giá về Trung Quốc hơn, thay vì chỉ tập trung từ cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Để làm nổi lập luận của mình, đôi chỗ tác giả đã đề cao các thành công của Trung Quốc, nhưng đề cập hạn chế hoặc giảm nhẹ các vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt trong nước và quốc tế.

Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án “Bẫy Thucydides” mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá “các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người”./.

***

Nguy cơ xung đột trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ cân nhắc các hành động quân sự thách thức trực tiếp đến mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông,điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai bên.

Nguy cơ xung đột trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc - ảnh 1
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc đang hoạt động san lấp tại 
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP

Một quan chức Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều động máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa, nhằm đảm bảo tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông. Động thái này nếu thực hiện sẽ đưa Mỹ dấn sâu vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, các chuyên gia an ninh khu vực cho hay, theo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 13.5.

Trung Quốc lập tức bày tỏ lo ngại và yêu cầu Washington giải thích thông tin trên, cảnh báo Mỹ sẽ vượt quá lằn ranh cho phép nếu thực hiện kế hoạch tuần tra quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép trên Biển Đông. “Tự do hàng hải không có nghĩa là tàu hoặc máy bay quân sự nước ngoài có thể xâm phạm vùng biển và không phận của nước khác”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh ngày 13.5 nói trong một buổi họp báo.

Phát ngôn của bà Hoa củng cố quan điểm rằng Mỹ và Trung Quốc có thể trong tình trạng xung đột. Nếu Mỹ thực hiện kế hoạch tuần tra nhưng vẫn không thể kiềm chế Trung Quốc, thì Washington sẽ đối mặt với lựa chọn khó khăn: Hoặc rút lui và hủy hoại uy tín với các nước bạn cùng đồng minh trong khu vực, hoặc làm gia tăng nguy cơ rơi vào xung đột trực tiếp với Trung Quốc.

The Wall Street Journal cho hay khó có khả năng Trung Quốc ngừng các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép vì Bắc Kinh gần như hoàn tất việc xây dựng. “Trung Quốc sẽ không ngừng hoạt động mà nước này cho rằng nằm trong lãnh thổ của họ”, giáo sư M. Taylor Fravel, chuyên ngành khoa học chính trị của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), nhận định.

Trước đây, Trung Quốc từng khôn ngoan lợi dụng thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ. Hồi tháng 5.2014, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du châu Á nhằm tái khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh tại đây, Trung Quốc liền kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam vào đầu tháng 5.2014. Bắc Kinh còn điều động cả trăm tàu đến bảo vệ giàn khoan, ngang ngược đâm húc tàu Việt Nam và đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Ý đồ của Trung Quốc trong vụ kéo giàn khoan Hải Dương-981là nhằm phơi bày những cam kết được cho là “rỗng tuếch” của Mỹ về việc đảm bảo an ninh cho các đồng minh trong khu vực, The Wall Street Journal nhận định.

Các chuyên gia nhận định chiến lược quân sự của Trung Quốc trong khu vực được xây dựng quanh việc phát triển khí tài quân sự: tên lửa, tàu chiến, chiến đấu cơ, vũ khí chống vệ tinh và vũ khí chiến tranh mạng, là nhằm mục tiêu bằng mọi giá ngăn chặn Mỹ can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột nào trong khu vực.

Gây áp lực lên Trung Quốc, Mỹ nên cân nhắc sự nhạy cảm của các đồng minh trong khu vực vốn không muốn bị ép phải chọn lựa giữa hai cường quốc này. “Thăm dò ý kiến phản hồi và phản ứng từ các đồng minh và Trung Quốc đối với động thái quân sự của Mỹ sẽ điều rất quan trọng đối với Washington”, The Wall Street Journal cho hay.

Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ đến Singapore vào cuối tháng 5.2015 tham dự một hội nghị an ninh có thể bị vấn đề xây đảo nhân tạo của Trung Quốc làm lu mờ. Ông Carter đã đề ra các lựa chọn, bao gồm điều máy bay và tàu chiến tuần tra trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km).

Nguy cơ xung đột trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc - ảnh 2
Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth lần đầu tiên tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa 
trên Biển Đông ngày 11.5, xa xa phía sau bên trái là tàu hộ vệ tên lửa Yancheng của Trung Quốc bám theo 
- Ảnh: Hải quân Mỹ

Hiện vẫn chưa rõ Mỹ muốn gì khi đưa máy bay quân sự và tàu tuần tra quanh những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép trên Biển Đông, nhưng Washington đang chịu áp lực phải hành động.

Các quốc gia Đông Nam Á lo ngại những đường băng và cảng mà Trung Quốc xây trên các đảo nhân tạo sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Bắc Kinh bành trướng lực lượng quân sự và kiểm soát các hoạt động khác như đánh bắt cá và thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Mỹ cũng chỉ dừng lại ở mức lên tiếng cảnh báo, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử ở Biển Đông (DoC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN.

Mỹ cũng nỗ lực tăng cường tập trận quân sự chung với các đồng minh và đối tác, bao gồm Philippines. Mỹ đang cung cấp cho những nước này công nghệ quân sự có thể giúp tăng cường khả năng theo dõi hoạt động của tàu và máy bay Trung Quốc. Nhật Bản cũng tham gia nỗ lực này của Mỹ.

Nhưng những nỗ lực của Mỹ không mấy hiệu quả, “Mỹ cảm thấy sự tín nhiệm của đồng minh, đối tác đối với mình bị đe dọa nên cần phải tăng cường nỗ lực”, bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận định.

Bà Glaser tin rằng Washington nhận thức được Mỹ không thể khiến Trung Quốc ngừng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, thay vào đó mục tiêu của Mỹ là nhằm ngăn chặn Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để bắt nạt các nước láng giềng, đe dọa tự do hàng hải trên Biển Đông.

Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nói với các lãnh đạo Trung Quốc rằng Washington duy trì cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông khi ông đến thăm Bắc Kinh cuối tuần này, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13.5 tiết lộ với Reuters.

Nhưng nếu Mỹ thực hiện kế hoạch tuần tra, thì tàu chiến Mỹ và Trung Quốc sẽ đối đầu nhau quanh các đảo nhân tạo ở cự ly gần, theo ông Ian Storey, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore). “Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến một vụ đụng độ nhỏ, nhưng sau đó kích ngòi cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự quy mô lớn giữa Mỹ-Trung Quốc”, theo ông Storey.

Phúc Duy

***

Đã có cuộc chạm trán giữa chiếc Fort Worth của Hải quân Mỹ với tàu hộ vệ Diêm Thành (lớp Type 054A) trang bị tên lửa điều khiển của hải quân Trung Quốc (NPLA).

Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth. Ảnh: lockheedmartin 

Trang National Interest ngày 13.5 đưa tin: tàu chiến Trung Quốc đã chạm trán chiếc tàu chiến đấu cận duyên (LCS) của hải quân Mỹ trong lúc tàu này thực hiện nhiệm vụ tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Vụ tàu chiến Mỹ tuần tra gần Trường Sa bị tàu chiến TQ truy bám vào lúc hải quân Mỹ cử chiếc LCS Fort Worth lớp Freedom từ Singapore thực hiện nhiệm vụ tuần tra 7 ngày ở biển Đông.

Trang Want China Times cũng dẫn mạng Sina Military Network (ở Bắc Kinh) đưa tin: đã có cuộc chạm trán giữa chiếc Fort Worth với tàu hộ vệ Diêm Thành (lớp Type 054A) trang bị tên lửa điều khiển của hải quân Trung Quốc (NPLA).  

Chiếc Diêm Thành theo dõi kỹ các hoạt động của chiếc Fort Worth khi chiếc LCS này di chuyển vào vùng quần đảo Trường Sa, gần đảo lớn thứ tư của cụm đảo này. Trong cuộc đối đầu này, chiếc Fort Worth chuyển tín hiệu radio đến chiếc Diêm Thành, cảnh báo tàu TQ rằng tàu chiến Mỹ đang hoạt động ở hải phận quốc tế. 
Nhưng chiếc Diêm Thành phớt lờ thông tin này, tiếp tục bám theo chiếc Fort Worth, cho đến khi chiếc này rời khỏi vùng biển quần đảo Trường Sa.

Chiếc Fort Worth có trang bị một máy bay không người lái MQ-8B và một chiếc trực thăng MH-60. Nhưng tàu LCS thì không đủ hỏa lực để tấn công một chiếc tàu hộ vệ có trang bị tên lửa điều khiển như chiếc Diêm Thành, theo Want China Times.

Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra, khi đã có thể triển khai cả 4 chiếc LCS đến Singapore, theo kế hoạch của hải quân Mỹ. Vì vậy dự báo sẽ còn nhiều vụ chạm trán khác xảy ra.

Hải quân Mỹ cung cấp một ảnh cho thấy chiếc Fort Worth tuần tra trên biển Đông, chiếc Diêm Thành bám sau với một khoảng cách.

Phó đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 vốn có kế hoạch hoạt động trên biển Đông, nói vụ việc này là bình thường của cả Hạm đội 7 lẫn NPLA: “Không  ngày nào mà Hạm đội 7 và NPLA không trao đổi với nhau”.

Nhưng sự việc xảy ra ngay vào lúc quân đội Mỹ đang xem xét khả năng đưa thêm tàu chiến và máy bay đến tuần tra trên biển Đông, nơi mà TQ ngang ngược tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này.

Trần Trí (theo National Interest)

***

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/02/2016)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quyền lực biển được gói gọn trong nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn biển cả – hay các tuyến đường liên lạc trên biển (Sea Lanes of Communication – SLOCs) quan trọng như thuật ngữ mà các nhà chiến lược hải dương hay đề cập tới. Xuyên suốt lịch sử thì đó là những cố gắng nhằm kiểm soát các dòng chảy thương mại hàng hải, qua đó tạo ra của cải và thịnh vượng. Các cường quốc xây dựng lực lượng hải quân cũng nhằm phục vụ mục đích này.

Từ người Phoenicia cho tới người La Mã, từ Đế quốc Anh cho tới Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ, các lực lượng hải quân hùng mạnh này xây dựng hạm đội của mình theo một nguyên tắc căn bản và có vẻ hợp lý: tàu càng to và được trang bị càng nhiều hoả lực thì sẽ càng hiệu quả (trong chiến đấu).

Đầu tiên, mục tiêu sẽ là đóng được tàu càng to thì càng tốt. Qua đó có thể mang được nhiều binh lính hơn, rồi sau đó là làm sao cải thiện được tốc độ và khả năng xoay trở của tàu. Kích cỡ to hơn là cần thiết để tàu chiến có thể mang nhiều súng hơn. Cho tới thời kỳ của thép và động cơ hơi nước, một tàu chiến tốt là cân bằng được ba yếu tố vũ khí, giáp trụ và tốc độ. Trong thời đại của các hàng không mẫu hạm, súng ống được thay thế bằng khả năng tấn công đối thủ thông qua các “căn cứ không quân nổi trên mặt biển”. Lịch sử tàu sân bay cũng cho thấy chúng ngày càng to hơn, mang được ngày càng nhiều máy bay hơn. Có thể thấy, bất kể là loại tàu chiến nào, mục tiêu cũng là làm sao để chúng ngày càng to hơn.

Xuyên suốt lịch sử hải quân, kích cỡ là tiêu chí quan trọng cho sức mạnh. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 19, sự tiến bộ của công nghệ quân sự cho phép các lực lượng hải quân nhỏ hơn có khả năng áp dụng các chiến thuật “bất đối xứng” để chống đỡ các lực lượng hải quân lấy lượng và kích cỡ làm trung tâm. Các loại tàu phóng lôi (torpedo boat) và tàu ngầm phát triển vào cuối thế kỷ 19 cho thấy rõ rằng các loại tàu nhỏ hơn có thể gây hư hại đáng kể cho các tàu chiến cỡ lớn. Hãy nhớ xem các tàu ngầm của Đức đã khiến cho nước Anh phải khốn đốn như thế nào trước và trong Thế chiến thứ nhất.

Ngày nay, các lực lượng hải quân như Mỹ hay Anh đã không còn phải lùng sục khắp các đại dương để tìm đối thủ nữa. Mỹ đã trở thành lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Các trận chiến vô tiền khoáng hậu trên biển như trong thời kỳ Thế chiến thứ hai nay đã không còn. Nói chính xác hơn thì hiện nay không có lực lượng hải quân nào có thể chiến đấu một đấu một với hải quân Mỹ trên biển cả. Do đó, các lực lượng hải quân lớn hiện nay tập trung vào các hoạt động ở gần bờ hơn, phục vụ cho các nhiệm vụ đổ bộ và viễn dương tại các khu vực bờ biển khác nhau, tức là các nhiệm vụ gần bờ.

Đổ bộ tức là di chuyển quân từ biển vào đất liền. Cả binh lính và các tàu đổ bộ, phương tiện đổ bộ đều phải được bảo vệ khỏi hoả lực của đối phương. Một số tàu chiến trong đội hình hạm đội sẽ phải hoạt động gần bờ để lãnh nhiệm vụ phòng không chiến thuật cấp khu vực. Các tàu chiến lớn hơn làm nhiệm vụ hỗ trợ hoả lực và phòng không cấp chiến dịch. Các máy bay xuất phát từ tàu sân bay thông thường sẽ đảm nhiệm vai trò phòng không và hỗ trợ trên không. Và để chiến thuật này trở nên hiệu quả hơn, các tàu sân bay sẽ phải hoạt động gần bờ biển để giảm thời gian di chuyển của máy bay, qua đó tiết kiệm nhiên liệu cho nhiệm vụ. Điều cần lưu ý ở đây là các tàu chiến hiện tại của các lực lượng hải quân lớn không được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ ven bờ. Chúng được thiết kế cho các nhiệm vụ ở ngoài đại dương.

Rod Thomton trong cuốn sách Asymmetric Warfare: Threat and Response in the 21st Century đã nêu ra bốn “vũ khí” tác chiến phi đối xứng mà các lực lượng hải quân nhỏ hơn có thể sử dụng. Thứ nhất chính là sử dụng các loại tên lửa bờ và pháo bờ biển. Thứ hai là sử dụng tàu ngầm, loại vũ khí “bất đối xứng” nổi tiếng. Thứ ba là các loại mìn dưới nước. Và thứ tư là các loại tàu tấn công nhanh gần bờ.

Nhiều học giả hiện nay cho rằng Việt Nam đang xây dựng cho mình một chiến lược răn đe “bất đối xứng” nhắm vào Trung Quốc. Hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo từ Nga chính là ví dụ minh hoạ rõ ràng nhất. Các đặc tính kỹ thuật của loại tàu ngầm này cho phép chúng có thể di chuyển mà ít gây ra tiếng ồn nhất (khi so sánh với các loại tàu ngầm cũng loại khác) đem lại lợi thế cho hải quân Việt Nam trong một vùng biển nông như Biển Đông. Hơn thế nữa, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng tấn công mạnh mẽ với ngư lôi hay tên lửa đối đất Club S, một đặc trưng mà các tàu Kilo của Trung Quốc không hề có. Club S có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất ở khoảng cách 275 km, phóng từ độ sâu khoảng 35-40m với tốc độ 240 m/s. Độ chính xác cao, tốc độ lớn cũng với khả năng được phóng tại bất cứ địa điểm nào trên Biển Đông khiến cho các căn cứ của Trung Quốc trên Hoàng Sa hay Trường Sà và cả căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam trở thành các mục tiêu khả dĩ. Đó là chưa kể, lực lượng hải quân Trung Quốc hiện tại đang bị đánh giá là yếu kém trong khả năng chống ngầm.

Gary Li từ London thì cho rằng đặc điểm địa lý khiến cho vùng bở biển của Việt Nam trở thành một “bệ phóng” hoàn hảo cho pháo binh bờ biển và cả các hệ thống tên lửa bờ. Lực lượng tên lửa bờ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh hàng hải của Việt Nam khi là lực lượng đóng vai trò phòng thủ bờ biển và chống tiếp cận bờ biển. Hải quân Việt Nam đã có thể tự sản xuất tên lửa chống hạm P5 Pyatyorka/Shaddock với tầm bắn lên tới 550 km (sau khi được nâng cấp). Trước đây, Việt Nam là quốc gia duy nhất được Liên Xô chuyển giao loại tên lửa này. Bước hiện đại hoá quan trọng nhất của lực lượng tên lửa bờ là việc đưa vào hoạt động hai hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P với tầm bắn 300 km, có thể bảo vệ một vùng bờ biển rộng 600 km. Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng được trang bị loại ra-đa CW-100 được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển của Tập đoàn Thales có khả năng vượt “giới hạn đường chân trời”.

Một trong những thành tố khác của chiến lược “bất đối xứng” chính là các tàu lớp Molniya mà Việt Nam đang sở hữu, hiện đang có trong biên chế chính thức là 10 chiếc (gồm 6 chiếc lớp Molniya và 4 chiếc lớp Tarantul – một biến thể cũ hơn). Molniya có tốc độ cao, trang bị mạnh, thích hợp với chiến thuật bầy sói kiểu “hit and run” tấn công nhanh, bất ngờ từ nhiều hướng khiến đối thủ không kịp trở tay. Chiến thuật này rất hữu dụng với lực lượng hải quân của quốc gia có bờ biển dài, nhiều đảo và cửa sông dễ ẩn nấp, thuận lợi cho việc phục kích ra đòn bất ngờ. Vũ khí trang bị chính của các tàu lớp Molniya là 16 tên lửa chống tàu Kh-35 Ural-E với tầm bắn 130 km mà Việt Nam đã nội địa hoá thành công với mã hiệu trong nước là KCT-15.

Hiện tại, theo như Carl Thayer, chiến thuật bất đối xứng của Việt Nam nhắm vào Trung Quốc là để ngăn chặn không cho Bắc Kinh triển khai các tàu chiến của mình trong trường hợp có xung đột cường độ thấp xảy ra. Ở đây có nghĩa là việc triển khai tàu chiến để bảo vệ các tàu bán vũ trang bao vây các đảo của Việt Nam. Các hệ thống vũ khí “bất đối xứng” khiến cho các hoạt động của hải quân Trung Quốc sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm trong khoảng cách 200-300 hải lý tính từ đường bờ biển dài của Việt Nam.

Các tin vắn quốc phòng đáng chú ý

Tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn đã cập cảng Cam Ranh vào cuối tháng một, thực hiện chuyến hải trình dài nhất mà một tàu hải quân Việt Nam thực hiện được. Khởi hành từ cảng Gdansk của Ba Lan, tàu Lê Quý Đôn đã từ biển Baltic băng qua Đại Tây Dương, qua kênh đào Panama sang Thái Bình Dương để về Nha Trang. Tàu đã đi tổng cộng 120 ngày và vượt qua 18.000 hải lý. Đây sẽ là chiếc tàu chuyên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho các thuỷ thủ hải quân Việt Nam và là lần đầu tiên hải quân sở hữu một chiếc tàu dạng này.

Hải quân Thái Lan sẽ khởi đóng tàu tuần tra (OPV) thứ hai lớp River. Trong một thoả thuận ký ngày 29 tháng 1, BAE Systems sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình đóng con tàu này tại Bangkok. Chiếc tàu dài 90 mét này có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau bao gồm tuần tra vùng EEZ và hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai. Chiếc đầu tiên HTMS Krabi đã được tiếp nhận vào năm 2013 và cũng được đóng tại Xưởng tàu Mahidol Adulyadej tại Bangkok.

Nhà chức trách Hàn Quốc vào ngày thứ ba nói rằng hai chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã đi vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc tại biển Hoa Đông. Hiện chưa rõ đây là hành động diễn tập thường kỳ hay một hành vi cố ý nhằm khẳng định vùng ADIZ của chính Trung Quốc.

Trung Quốc đã bác bỏ và lên tiếng chỉ trích việc hải quân Mỹ cho tàu chiến USS Curtis Wilbur đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa. Nhiều nguồn thông tin cho rằng hành động lần này của Mỹ có thể không nhắm trực tiếp vào Trung Quốc mà là gửi thông điệp tới Việt Nam và Philippines. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã không phản đối hành động này của Mỹ, và đây có thể được coi là một chỉ dấu cho thấy các nước ASEAN và Mỹ có thể đồng ý về một số cách giải thích căn bản liên quan đến tuần tra chung hoặc quy chế tự do hàng hải tại Biển Đông trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp tới.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness