TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 493
  • Tháng: 9195
  • Tổng truy cập: 5154459
Chi tiết bài viết

Trọng trách của Thủ tướng

Vòng quay của vũ trụ đã mở cánh cửa năm mới 2018, đánh dấu chặng đường 2 năm của Chính phủ nhiệm kỳ mới. 730 ngày đã qua với hai dòng chảy dữ dội là thiên tai và nhân tai đã ít gây trở lực cho phát triển. Song với nỗ lực của Chính phủ in đậm dấu ấn lên cải cách, điều hành và cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2017 lần đầu tiên sau hàng chục năm, GDP nước ta cán mốc 6,81% vượt khá xa so với con số mà khoảng nửa đầu năm không nhiều người nghĩ nền kinh tế Việt Nam có thể đạt được. 

Còn nhớ cũng khoảng thời gian này năm ngoái khi chúng ta vừa khấp khởi mừng vì GDP 2016 nhích lên 6,3% thì những tín hiệu chựng lại và giảm sút đã đến ngay từ những tháng đầu năm. Tăng trưởng quý I-2017 tụt hẳn. Những lo lắng, hồ nghi về khả năng không đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% râm ran trong các cuộc họp và gây xôn xao trong cán bộ, nhân dân. Đó cũng chính là thời điểm những quyết sách mạnh mẽ được thực thi, những từ “kiến tạo”, “hành động”, “phục vụ” được nhắc đến mỗi ngày. Hàng loạt quyết định cắt giảm thủ tục, cải thiện môi trường kinh doanh mang tính đột phá được các bộ ngành bung ra cùng sự sâu sát của Chính phủ và các tỉnh, thành đối với từng mặt công tác, từng phần công việc. Quý II, những chỉ số kinh tế khá hẳn lên.

Dẫu vậy vẫn có những ý kiến nghi ngờ. Một số người cho rằng những quyết sách mới được đưa vào thực hiện phải cần độ trễ thời gian mới hiện thực hóa và có thể phải đến năm 2018. Có người lo lắng hơn còn cho chuyện quyết đạt chỉ tiêu 6,7% như một cuộc đánh cược phiêu lưu, duy ý chí. Có ý kiến nêu cần cắt giảm chỉ tiêu, nhưng hành động, niềm tin và thời gian đã trả lời. Lời đáp từ thực tiễn diễn biến với liên tiếp những bất ngờ, kịch tính. Hết quý III mọi chuyện sáng hẳn lên. Và đến những ngày cuối năm con số 6,81% đã chính thức được xác lập. Chính phủ đã cán đích rất ấn tượng với 13/13 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra.

Cho tới thời điểm này có thể khẳng định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không phải là một nhà chính trị dân túy. Ông không có những phát ngôn rổn rảng, những cú vung tay và chỉ tay, ánh mắt “nói chuyện” hay nụ cười ngọt ngào để diễn. Thậm chí ông còn bị quê nhiều lần như vụ tỉnh nào cũng là “đầu tàu cả nước”. Nhưng cứ nhìn qua cách ông chèo chống con tàu kinh tế vượt qua những cơn “sóng dữ”, xác lập con số vượt chỉ tiêu; hay cách ông mạnh tay cắt giảm trên 5.000 giấy phép con… đủ thấy đây là phép thử không đơn giản chút nào cho nhiệm kỳ của ông. Song trọng trách trên vai ông còn nặng gánh phía trước, dễ thấy nhất là con số 6,81% vẫn rất khó nuôi nổi bộ máy có đến gần 6,5 triệu người hưởng lương từ ngân sách.

Cho tới thời điểm này có thể khẳng định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không phải là một nhà chính trị dân túy. Ông không có những phát ngôn rổn rảng, những cú vung tay và chỉ tay, ánh mắt "nói chuyện" hay nụ cười ngọt ngào để diễn. Nhưng cứ nhìn qua cách ông chèo chống con tàu kinh tế vượt qua những cơn "sóng dữ", đủ thấy đây là phép thử không đơn giản chút nào cho nhiệm kỳ của ông. Song vai ông còn nặng gánh phía trước, con số 6,81% vẫn rất khó nuôi nổi bộ máy có đến gần 6,5 triệu người hưởng lương từ ngân sách.

Có thể khẳng định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không phải là nhà chính trị dân túy. Ông không có những phát ngôn rổn rảng, cú vung tay và chỉ tay, ánh mắt “nói chuyện” hay nụ cười để diễn. Nhưng nhìn cách ông chèo chống con tàu kinh tế vượt qua “sóng dữ”, đủ thấy không đơn giản chút nào. Song vai ông còn nặng gánh phía trước, con số 6,81% vẫn khó nuôi nổi bộ máy gần 6,5 triệu công chức

Có thể thấy bộ máy của cả hệ thống chính trị nặng nề, cồng kềnh là trở lực lớn cho sự phát triển của đất nước. Đây là điều đã được nhận diện từ lâu. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII mới đây tiếp tục chỉ rõ, một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, suy giảm lòng tin của nhân dân là do “tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả”.

Lượng biên chế quá lớn khiến ngân sách phải gánh một quỹ lương lên đến 410.000 tỉ đồng. Đó là chưa kể để phục vụ cho đội ngũ ăn lương là những chi phí tốn kém về công sở làm việc, phương tiện công. Chi phí thường xuyên này lớn tới mức mà ông Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết chỉ cần giảm chi thường xuyên 1% trong 2 năm là tiết kiệm được 20.000 tỉ đồng, gần đủ để giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành. Không những vậy, bộ máy cồng kềnh sinh ra nhiều tầng nấc, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ. Từ đây nảy sinh nhiều hệ lụy gây thêm tốn kém, lãng phí cùng sự bức xúc trong xã hội. Đáng phiền lòng nhất là nạn nhũng nhiễu, tiêu cực. Những điều này khiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ trăn trở. Với cương vị người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm rất lớn trong việc thực thi quyết tâm đổi mới, cải tổ bộ máy của Bộ Chính trị, Thủ tướng hành động và cả guồng máy cũng đang vận hành bằng những cải cách mạnh mẽ, đổi mới quyết liệt như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: “Như cốc nước đã đầy tràn. Bây giờ không còn đường lùi, lùi là chết, lùi là trì trệ công việc. Do hình thức của bộ máy đã trì trệ chứ chưa nói đến con người“.

Trong một chia sẻ mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, tính đến hết tháng 11/2017, cả nước đã tinh giản 32.054 biên chế. Trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm được 310 người; Bộ Tài nguyên và Môi trưởng giảm 160 người; tỉnh Thanh Hóa giảm 570 người… Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng đang đẩy mạnh xây dựng đề án riêng để tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế.

Được biết thời gian gần đây, Bộ Công an đã siết chặt lại công tác tuyển dụng. Rất nhiều giải pháp đang được Bộ thực thi như không lấy thêm người từ ngành ngoài, giao khoán biên chế tới từng đơn vị. Đặc biệt, năm 2018 tiếp tục được Bộ Công an lấy là Năm công tác tổ chức cán bộ. Đây cũng chính là tinh thần được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định rõ trong lần gặp gỡ các cơ báo chí: “Lực lượng Công an nỗ lực để đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4“.

Nhưng cả nước liệu có bao nhiêu, Bộ ngành quyết tâm cải tổ bộ máy như vậy khi mà cắt giảm là đụng tới lợi ích nhóm đang được ban phát vô tội vạ? Đó là câu hỏi mà người viết tin rằng Thủ tướng cũng không dễ trả lời. Có thể thấy việc tinh giản bộ máy lần này đang chịu những áp lực rất lớn. Áp lực lớn nhất là tình trạng thâm hụt ngân sách và kịch trần nợ công. Đơn giản là chúng ta không đủ tiền và không thể vay thêm tiền để nuôi một bộ máy ngày càng trở nên cồng kềnh và ham hố. Thứ hai là công luận. Người dân phản ứng ngày càng gay gắt hơn với tình trạng bộ mày vừa cồng kềnh, vừa kém hiệu năng. Áp lực thứ ba là cạnh tranh. Cạnh tranh không chỉ là giữa doanh nghiệp với nhau, quan trọng hơn là các giữa nền quản trị quốc gia với nhau. Chưa cần nói đến chất lượng của chính sách, chỉ cần phải tốn gấp đôi nguồn lực để thực thi chính sách, thì chắc chắn là chúng ta đang thua thiên hạ.

Việc cắt giảm là đụng tới lợi ích nhóm đang được ban phát vô tội vạ, đòi hỏi quyết tâm rất cao của Chính phủ

Việc cắt giảm là đụng tới lợi ích nhóm đang được ban phát vô tội vạ, đòi hỏi quyết tâm rất cao của Chính phủ

Với những áp lực trên, Chính phủ buộc phải tinh giản bộ máy thành công. Làm được điều này, ngân sách cho bộ máy chắc chắn sẽ được cắt giảm. Tình trạng thâm thủng ngân sách sẽ có cơ hội được khắc phục. Nợ công cũng nhờ đó mà được cắt giảm. Chúng ta sẽ có điều kiện để cải cách tiền lương một cách cơ bản. Tình trạng “nó ăn như thế, thì nó cũng chỉ làm như thế” sẽ có cơ hội được khắc phục. Một bộ máy hiệu năng, chuyên nghiệp sẽ sớm được hình thành. Ngoài ra, áp lực tăng thu cũng sẽ giảm. Người dân sẽ không còn phải è cổ ra mà trả rất nhiều các loại thuế, phí. Người dân có thêm tiền lo cho mình, cho con cái thì đất nước cũng nhờ đó mà phát triển.

Thử làm một phép tính đơn giản, với lượng công chức đang hưởng lương nhà nước hiện nay chỉ cần giảm 10% thôi ngân sách nhà nước đã có thể tiết kiệm được mỗi năm 27.000 tỉ đồng. Nếu chúng ta quyết tâm giảm được 30% tổng số biên chế hiện nay thì còn số tiết kiệm cho ngân sách sẽ là 81.000 tỉ. Thế thì còn chần chừ gì nữa mà không quyết tâm làm. Nên nhớ rằng, “giảm biên chế 76″ cách đây 30 năm, chúng ta đã tạo ra một cú huých cực kỳ ngoạn mục. Rất nhiều người trong đợt giảm biên chế ấy đã trở thành những doanh nghiệp thành công. Điển hình như ông Nguyễn Văn Kiểm, từ một Trưởng phòng Kế hoạch của Công ty Kim khí Điện máy Quảng Nam đã tình nguyện xin giảm biên chế theo Nghị định 76, và giờ ông đã trở thành Chủ tịch tập đoàn Huy Hoàng. Như vậy để nói lên rằng giảm biên chế sẽ “ích quốc lợi nhà”. Nhà nước thì không phải chi một khoản ngân sách khổng lồ, còn những cán bộ công chức đã từng có kinh nghiệm trong bộ máy nhà nước có cơ hội ra thi thố tài năng với xã hội. Nửa triệu lao động đặc biệt này sẽ tạo ra cơ số hiệu quả khổng lồ cho xã hội.

Truyền lửa với cộng sự và cả bộ máy chính quyền 63 tỉnh thành tại phiên họp cuối năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tha thiết mong mỏi: “Đã nhận trách nhiệm trước Đảng trước Nhân dân, chúng ta cùng quyết tâm cùng nhau siết chặt kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân, xây dựng nền công vụ tận tụy, quyết loại trừ tham ô, nhũng nhiễu“. Ông kêu gọi những người cộng sự của mình: “Hãy hành động và hành động mạnh mẽ quyết liệt hơn để chớp lấy thời cơ, đã nói là làm và làm ngay“. Và kiên quyết: “thay thế ngay những cán bộ nào lơ là công vụ, kém năng lực, thiếu nhiệt huyết, trách nhiệm”.

Những thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra là hết sức rõ ràng, minh bạch. Với quyết tâm đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng công cuộc đổi mới, cải tổ lại bộ máy sẽ có những bước chuyển đầy mạnh mẽ. Nói đến điều này lại liên tưởng đến mùa xuân của đất trời, vạn vật đều khoác lên mình sự tươi mới, thăng hoa.

Và giờ, chúng ta cũng đang bước vào mùa Xuân năm 2018 với nhiều hy vọng mới!

Văn Dân - Theo NguyenXuanPhuc.org

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness