TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 24
  • Hôm nay: 594
  • Tháng: 11043
  • Tổng truy cập: 5144361
Chi tiết bài viết

Việt Nam không nên xây dựng công trình, nhà ở quá gần biển

Bà Helen Elizabeth Clark, nguyên Thủ tướng New Zealand, nguyên tổng giám đốc UNDP, khuyến cáo như vậy khi chia sẻ về kinh nghiệm, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt với những quốc gia có đường bờ biển dài như New Zealand, Việt Nam.

Việt Nam không nên xây dựng công trình, nhà ở quá gần biển - Ảnh 1.

Dày đặc nhà cao tầng dọc bờ biển Nha Trang, Khánh Hòa - Ảnh: THANH TRÚC

Chiều 8-11, tại phiên khai mạc diễn đàn Hà Nội với chủ đề thảo luận "hướng đến phát triển bền vững - ứng phó biến đổi khí hậu để đảm bảo bền vững và an ninh" do Đại học quốc gia Hà Nội và Quỹ Giáo dục cao học Hàn Quốc tổ chức, bà Helen Elizabeth Clark cho rằng điều quan trọng nhất cần chia sẻ là vấn đề biến đổi khí cậu cần được tích hợp vào trong tất cả kế hoạch phát triển quốc gia.

"Giống như Việt Nam, New Zealand cũng có đường bờ biển rất dài và chúng tôi cũng gặp nhiều vấn đề dễ bị tổn thương như gia tăng mực nước biển hay thường xuyên gặp những trận bão có cường độ rất lớn", bà Helen Elizabeth Clark nói.

Vì là quốc gia có đường bờ biển dài, để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, bà Helen Elizabeth Clark cho biết gần đây Bộ Môi trường của New Zealand đã đưa ra hướng dẫn người dân hạn chế xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng ở gần biển.

"Phải giữ một khoảng cách an toàn trước tác động của biến đổi khí hậu khó lường. Còn không phải sẵn sàng chấp nhận thiệt hại về nhà cửa, của cải vật vất và hạ tầng nếu có những tác động của thiên tai, khí hậu xảy ra.

Việt Nam cũng không nên phát triển xa ra hơn những khu vực dễ bị tổn thương, không nên xây dựng nhà cửa, công trình ở gần biển", bà Helen Elizabeth Clark nói.

Trong sản xuất lương thực, bà Helen Elizabeth Clark cũng khuyến cáo Việt Nam cần cảnh báo và thận trọng trước hiện tượng xâm nhập mặn của nước biển hiện nay, vì đây là vấn đề lớn.

Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Phạm Công Tạc cũng cho rằng vấn đề đáng lo ngại là Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng.

"Việt Nam là nước đang phát triển, có gần 100 triệu dân, sống tập trung với mật độ lớn chủ yếu ở ven biển, ở hai vùng châu thổ sông Hồng, sông Mekong. Đa số người dân Việt Nam vẫn sống ở nông thôn nên sinh kế gắn liền với nông nghiệp và phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và khí hậu", ông Tạc nói.

Theo ông Tạc, để ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách cụ thể, trong kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng nhanh đã có những hành động cụ thể để thực hiện thỏa thuận Paris, thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững.

XUÂN LONG - Theo Tuổi Trẻ

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness