TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 19
  • Hôm nay: 850
  • Tháng: 6333
  • Tổng truy cập: 5151597
Chi tiết bài viết

Như thế nào mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Cập nhật thông tin hỏi luật sư tư vấn về trường hợp như thế nào mới cấu thành là hành vi lừa đảo? và quy định pháp luật Hình sự liên quan như sau:

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào VPLS Minh Trí, em muốn hỏi trường hợp như sau: Mẹ e có làm ăn với ông Q trong suốt thời gian dài, nhưng do buôn bán không được nên đã thiếu ông Q 20 cây bột ( 20 triệu) lúc đầu vẫn cho thiếu vì vẫn còn làm ăn nhưng khi mẹ e mua ít lại thì ông Q không chịu bán và đòi mẹ em trả hơn phân nữa số tiền đã nợ nhưng do hoàn cảnh khó khăn mẹ em xin trả dần là mỗi tháng trả 400 ngàn mà ông Q không chịu nói mẹ e là chiếm đoạt tài sản, vậy mẹ em có phải như ông Q nói không, nếu không mẹ em có thể thưa lại ông Q về tội vu khống được không??? em xin hết mong tổ tư vấn luật giúp em. Chân thành cảm ơn.

Người gửi: 

Họ tên: Nguyễn Hoàng

Tiêu đề: Như thế nào mới cấu thành là hành vi lừa đảo

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến VPLS Minh Trí, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

..."Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.

Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi của mẹ bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ là quan hệ mua bán dân sự. Do vậy, ông Q nói mẹ bạn chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ.

Theo điều 122 Bộ luật hình sự quy định về tội vu khống, theo đó:

Hành vi vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi của ông Q chỉ đơn thuần là nói mẹ bạn phạm tội, không tố cáo và không gây thiệt hại gì nên không thể cấu thành tội vu khống.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness